Đánh giá khả năng tạo sụn hyaline của tế bào gốc trung mô đồng loại từ mô mỡ trên mô hình động vật

  • Đặng Văn Huy Bệnh viện Quân y 110, Quân khu 1
  • Lê Hữu Phương Anh Bệnh viện TWQĐ 108
  • Phạm Công Nguyên Bệnh viện TWQĐ 108
  • Nguyễn Hải Anh Bệnh viện TWQĐ 108
  • Ngô Thị Minh Hạnh Bệnh viện TWQĐ 108
  • Phan Huy Cảnh Bệnh viện TWQĐ 108
  • Ngô Thị Hạnh Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Nguyễn Thị Hương Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Nguyễn Thế Hoàng Bệnh viện TWQĐ 108
  • Trần Thị Huyền Trang Bệnh viện TWQĐ 108

Main Article Content

Keywords

Tổn thương sụn, tái tạo sụn, MSC, hyaline, thực nghiệm

Tóm tắt

Mục tiêu: Tổn thương sụn khớp thường để lại nhiều biến chứng lâu dài cho người bệnh. Trong số các biện pháp điều trị tổn thương sụn hiện nay tế bào gốc trung mô (MSC) nổi lên như một phương thức trị liệu tái tạo sụn đầy hứa hẹn. Nghiên cứu này đánh giá khả năng tái tạo sụn của MSC đồng loại (AD-MSC) từ mô mỡ đối với tổn thương khuyết sụn cấp tính trên mô hình thực nghiệm. Đối tượng và phương pháp: Mười sáu cá thể chó được phẫu thuật tạo tổn thương khuyết sụn khớp ở cả 4 chân. Liều AD-MSC (2 ´ 106 tế bào) và giả dược tiêm đối xứng ngẫu nhiên các khớp đã tạo tổn thương. Kết quả tái tạo sụn được đánh giá sau 3 tháng bằng bảng điểm quan sát đại thể và mô bệnh học. Kết quả: Nhóm điều trị bằng AD-MSC có cải thiện đáng kể về hình thái đại thể với sự khác biệt được ghi nhận sau 3 tháng (9,5 ± 0,6 so với 4,3 ± 1,5; p<0,05) và 6 tháng (8,7 ± 1,2 so với 4,6 ± 1,7, p<0,05). Nhóm điều trị bằng MSC tái tạo sụn hyaline cao hơn so với nhóm giả dược. Không ghi nhận tác dụng phụ trong 3 tháng sau khi điều trị. Kết luận: AD-MSCs đồng loại có khả năng tái tạo sụn hyaline vượt trội hơn so với các kỹ thuật hiện tại chủ yếu tạo sụn xơ. Kết quả nghiên cứu củng cố bằng chứng về tiềm năng điều trị tổn thương sụn của MSC.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Armiento AR, Alini M, Stoddart MJ (2019) Articular fibrocartilage - Why does hyaline cartilage fail to repair? Advanced drug delivery reviews 146: 289-305. doi: https://doi.org/10.1016/j.addr.2018.12.015.
2. Cong B, Sun T, Zhao Y, Chen M (2023) Current and novel therapeutics for articular cartilage repair and regeneration. Ther Clin Risk Manag 19: 485-502. doi:10.2147/TCRM.S410277.
3. Chen M, Jiang Z, Zou X, You X, Cai Z, Huang J (2024) Advancements in tissue engineering for articular cartilage regeneration. Heliyon 10(3):25400. doi:10.1016/j.heliyon.2024.e25400.
4. Chu CR, Szczodry M, Bruno S (2010) Animal models for cartilage regeneration and repair. Tissue Eng Part B Rev 16(1): 105-115. doi:10.1089/ten.TEB.2009.0452.
5. Marijnissen AC, van Roermund PM, TeKoppele JM, Bijlsma JW, Lafeber FP (2002) The canine 'groove' model, compared with the ACLT model of osteoarthritis. Osteoarthritis and cartilage 10(2): 145-155. doi:10.1053/joca.2001.0491.
6. Li L, Duan X, Fan Z et al (2018) Mesenchymal stem cells in combination with hyaluronic acid for articular cartilage defects. Scientific Reports 8(1): 9900. doi:10.1038/s41598-018-27737-y.
7. van den Borne MP, Raijmakers NJ, Vanlauwe J et al (2007) International Cartilage Repair Society (ICRS) and Oswestry macroscopic cartilage evaluation scores validated for use in Autologous Chondrocyte Implantation (ACI) and microfracture. Osteoarthritis and cartilage 15(12): 1397-1402. doi:10.1016/j.joca.2007.05.005.
8. Cook JL, Kuroki K, Visco D, Pelletier JP, Schulz L, Lafeber FP (2010) The OARSI histopathology initiative - recommendations for histological assessments of osteoarthritis in the dog. Osteoarthritis and cartilage 18(3): 66-79. doi:10.1016/j.joca.2010.04.017.
9. Mainil-Varlet P, Aigner T, Brittberg M et al (2003) Histological assessment of cartilage repair: a report by the Histology Endpoint Committee of the International Cartilage Repair Society (ICRS). J Bone Joint Surg Am 85-A Suppl 2: 45-57.
10. O'Driscoll SW, Keeley FW, Salter RB (1986) The chondrogenic potential of free autogenous periosteal grafts for biological resurfacing of major full-thickness defects in joint surfaces under the influence of continuous passive motion. An experimental investigation in the rabbit. J Bone Joint Surg Am 68(7): 1017-1035.
11. Wakitani S, Goto T, Pineda SJ, Young RG, Mansour JM, Caplan AI, Goldberg VM (1994) Mesenchymal cell-based repair of large, full-thickness defects of articular cartilage. The Journal of bone and joint surgery American 76(4): 579-592. doi:10.2106/00004623-199404000-00013.
12. Ma W, Liu C, Wang S, Xu H, Sun H, Fan X (2020) Efficacy and safety of intra-articular injection of mesenchymal stem cells in the treatment of knee osteoarthritis: A systematic review and meta-analysis. Medicine 99(49):e23343. doi:10.1097/md.0000000000023343.
13. Jia Z, Liu Q, Liang Y, et al (2018) Repair of articular cartilage defects with intra-articular injection of autologous rabbit synovial fluid-derived mesenchymal stem cells. Journal of Translational Medicine 16(1):123. doi:10.1186/s12967-018-1485-8.
14. Wei P, Bao R (2022) Intra-Articular Mesenchymal Stem Cell Injection for Knee Osteoarthritis: Mechanisms and Clinical Evidence. Int J Mol Sci 24(1): 59. doi: 10.3390/ijms24010059.