Nghiên cứu tỷ lệ và một số yếu tố liên quan đến tăng glucose máu giai đoạn sớm sau ghép thận
Main Article Content
Keywords
Tóm tắt
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ và đánh giá một số yếu tố liên quan đến tăng glucose máu giai đoạn sớm sau ghép thận. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả, theo dõi dọc 100 bệnh nhân ghép thận từ người cho sống tại Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 3 năm 2023 đến tháng 12 năm 2023, thời gian theo dõi sau ghép là 45 ngày. Kết quả: Tỷ lệ tăng glucose máu giai đoạn sớm sau ghép thận là 74% tổng số bệnh nhân. Nhóm bệnh nhân trên 40 tuổi, thừa cân béo phì, rối loạn dung nạp glucose trước ghép có nguy cơ tăng glucose máu giai đoạn sớm sau ghép thận cao hơn các nhóm bệnh nhân còn lại với OR lần lượt là 3,96, 3,91 và 4,75, p<0,05. Tuy nhiên, khi phân tích hồi quy logistic đa biến, chỉ có thừa cân béo phì là yếu tố nguy cơ cho tăng glucose máu giai đoạn sớm sau ghép thận với OR là 3,73, p<0,05. Kết luận: Tăng glucose máu gặp ở phần lớn bệnh nhân trong giai đoạn sớm sau ghép thận. Tuổi của bệnh nhân trên 40, thừa cân béo phì và rối loạn dung nạp glucose trước ghép là các yếu tố nguy cơ cho tăng glucose máu giai đoạn sớm sau ghép thận. Trong đó, thừa cân béo phì là yếu tố nguy cơ độc lập cho tăng glucose máu giai đoạn sớm sau ghép thận.
Article Details
Các tài liệu tham khảo
2. American Diabetes Association (2023) Standards of Medical Care in Diabetes. Diabetes Care 46: 1-298.
3. Bộ Y tế (2014) Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh nội tiết. Nhà xuất bản Y học.
4. Chakkera HA, Weil EJ, Castro J, Heilman RL, Reddy KS, Mazur MJ, Hamawi K, Mulligan DC, Moss AA, Mekeel KL, Cosio FG, Cook CB (2009) Hyperglycemia during the immediate period after kidney transplantation. Clin J Am Soc Nephrol 4: 853-859.
5. Thomas MC, Moran J, Mathew TH, Russ GR, Rao MM (2000) Early peri-operative hyperglycaemia and renal allograft rejection in patients without diabetes. BMC Nephrology: 1-6.
6. Bellary S, Kyrou I, Brown JE, Bailey CJ (2021) Type 2 diabetes mellitus in older adults: clinical considerations and management. Nature Reviews Endocrinology 17(9): 534-548.
7. Hoàng Khắc Chuẩn (2019) Tình hình đái tháo đường sau ghép thận tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Y học TP. Hồ Chí Minh 3(23), tr. 344-350.
8. Prakash J, Rathore SS, Singh TB et al (2012) New onset diabetes after transplantation (NODAT): Analysis of pre-transplant risk factors in renal allograft recipients. Indian Journal of Transplantation 6(3): 77-82.
9. Singer J, Aouad LJ, Wyburn K, Gracey DM, Ying T, Chadban SJ (2022) The utility of pre- and post-transplant oral glucose tolerance Tests: Identifying kidney transplant recipients with or at risk of new onset diabetes after transplant. Transplant International 35: 1-12.
10. Nguyễn Đức Thuận, Đặng Thành Chung (2021) Nghiên cứu tình trạng thừa cân béo phì và mối liên quan đến đái tháo đường sau ghép thận. Tạp chí y học Việt Nam 500(1), tr. 221-224.
11. Wyzgal J, Paczek L, Ziolkowski J, Pawlowska M, Rowiński W, Durlik M (2007) Early hyperglycemia after allogenic kidney transplantation. Ann Transplant 12(1): 40-45.
12. Park SC, Yoon YD, Jung HY et al (2015) Effect of transient post-transplantation hyperglycemia on the development of diabetes mellitus and transplantation outcomes in kidney transplant recipients. Transplant Proceeding 47: 666-671.