Ảnh hưởng của kiến thức tự chăm sóc đối với tuân thủ điều trị thuốc và tái nhập viện của người bệnh suy tim tại Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh

  • Bùi Thế Dũng Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
  • Trần Hòa Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
  • Lâm Thị Quế Anh Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Main Article Content

Keywords

Suy tim, tuân thủ thuốc, kiến thức tự chăm sóc, tái nhập viện

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá tuân thủ điều trị dùng thuốc và kiến thức tự chăm sóc của người bệnh suy tim. Đánh giá ảnh hưởng của kiến thức tự chăm sóc đối với tuân thủ điều trị dùng thuốc và tái nhập viện. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả thực hiện tại phòng khám Tim mạch và phòng khám Suy tim, Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh trong khoảng thời gian từ tháng 9 năm 2023 đến tháng 5 năm 2024. Người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp tự điền vào bộ câu hỏi khảo sát được thiết kế sẵn. Kết quả: Có 340 người bệnh thỏa tiêu chuẩn tham gia nghiên cứu. Tỷ lệ người bệnh tuân thủ điều trị dùng thuốc là 94,7%. Tỷ lệ có kiến thức tự chăm sóc suy tim từ khá trở lên là 61,2%, tỷ lệ kiến thức trung bình và kém là 38,8%. Kiến thức tự chăm sóc có liên quan đến tuân thủ điều trị dùng thuốc PR = 1,06 (Khoảng tin cậy 95%: 1,03-1,09), tái nhập viện trước đó PR = 0,95 (Khoảng tin cậy 95%: 0,92-0,98). Kết luận: Tỷ lệ người bệnh tuân thủ thuốc điều trị suy tim là tương đối cao, trong khi kiến thức tự chăm sóc suy tim còn hạn chế. Người bệnh suy tim có kiến thức tự chăm sóc tốt thì tuân thủ thuốc tốt hơn, ít tái nhập viện hơn.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Đỗ Thị Nam Phuong, Nguyễn Anh Duy Tùng (2019) Khảo sát các yếu tố tiên lượng tử vong trên bệnh nhân suy tim phân suất tống máu giảm nhập viện tại Viện tim TP. HCM. Tim mạch học (2019).
2. Rizzuto N, Charles G, Knobf MT (2022) Decreasing 30-Day Readmission Rates in Patients With Heart Failure. Critical care nurse 42(4): 13-19.
3. Bộ Y tế (2022) Quyết định 1857/QĐ-BYT ngày 05/07/2022 về việc ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị suy tim cấp và mạn”. Bộ Y tế.
4. Riegel B, Dickson VV, Faulkner KM (2016) The situation-specific theory of heart failure self-care: Revised and updated. The Journal of cardiovascular nursing 31(3): 226-235.
5. Rezaei S, Vaezi F, Afzal G, Naderi N, Mehralian G (2022) Medication adherence and health literacy in patients with heart failure: A cross-sectional survey in Iran. Health literacy research and practice 6(3): 191-199.
6. Awad A, Osman N, Altayib S (2017) Medication adherence among cardiac patients in Khartoum State, Sudan: A cross-sectional study. Cardiovascular journal of Africa 28(6): 350-355.
7. Trần Thị Ngọc Anh (2016) Kiến thức và thực hành tự chăm sóc ở nhà của người bệnh suy tim mạn tính tại Viện Tim mạch Việt Nam. Trường Đại học Y Hà Nội.
8. Tạ Thị Quỳnh Hoa (2022) Tuân thủ điều trị của người bệnh suy tim tại khoa Khám bệnh tự nguyện Bệnh viện Tim Hà Nội. Trường Đại học Thăng Long.
9. Butts B, Higgins M, Dunbar S, Reilly C (2018) The third time's a charm: Psychometric testing and update of the atlanta heart failure knowledge test. The Journal of cardiovascular nursing 33(1): 13-21.
10. Đào Thị Phương, Trần An Dương (2021) Kiến thức và thực hành tự chăm sóc của người bệnh suy tim mạn tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh năm 2021. Tạp chí Khoa học Điều dưỡng 4(3), tr. 69-82.