Hiệu quả bước đầu ghép tế bào gốc tuỷ xương tự thân ở bệnh nhân xơ gan rượu mất bù

  • Nguyễn Tiến Thịnh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Trần Thị Ánh Tuyết Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Lý Tuấn Khải Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Hồ Xuân Trường Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Trương Thị Minh Nguyệt Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Trọng Tuyển Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Đinh Trường Giang Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Mai Thanh Bình Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Ngô Thị Minh Hạnh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Phạm Thảo Tố Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Văn Thái Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Tế bào gốc, tuỷ xương, xơ gan do rượu

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả điều trị tế bào gốc tuỷ xương tự thân trên bệnh nhân xơ gan mất bù do rượu theo chức năng gan, mô bệnh học và chênh áp cửa chủ. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu so sánh trước và sau điều trị tế bào gốc tuỷ xương tự thân ở bệnh nhân xơ gan rượu mất bù. Bệnh nhân được theo dõi về lâm sàng và xét nghiệm ở thời điểm 1, 3, 6 tháng sau ghép. Kết quả điều trị được đánh giá theo điểm Child-Pugh, điểm MELD, độ xơ hoá gan và chênh áp cửa chủ. Kết quả: Nghiên cứu 10 bệnh nhân xơ gan rượu mất bù được điều trị tế bào gốc tuỷ xương tự thân. Số lượng tế bào CD34+ dịch tuỷ xương thu gom được 0,853 x 106 tế bào/ml. Mức độ vàng da và cổ trướng cải thiện đáng kể, không ghi nhận biến chứng ở các bệnh nhân trong thời gian nghiên cứu. Nồng albumin tăng lên có ý nghĩa tại các thời điểm sau điều trị so với thời điểm T0 với các giá trị tương ứng với T1, T3 và T6: 35,15 ± 7,21; 40,84 ± 5,2, 39,73 ± 4,28 và 40,77 ± 6,37. Điểm Child-Pugh có cải thiện tại thời điểm 6 tháng (5,50 ± 1,58) so với trước điều trị (6,90 ± 2,08) với p<0,05. Trong khi điểm MELD, mô bệnh học và chênh áp cửa chủ chưa có sự cải thiện. Kết luận: Chức năng gan cải thiện rõ cả lâm sàng và xét nghiệm ở các thời điểm sau điều trị bào gốc tuỷ xương tự thân so với trước can thiệp, không ghi nhận biến chứng liên quan đến điều trị tế bào gốc.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Huang DQ, Terrault NA, Tacke F et al (2023) Global epidemiology of cirrhosis aetiology, trends and predictions. Nat Rev Gastroenterol Hepatol: 388-398.
2. Takami T, Terai S, Sakaida I (2012) Advanced therapies using autologous bone marrow cells for chronic liver disease. Discovery Medicine 14: 7-12.
3. Crabb DW, Im GY, Szabo G, Mellinger JL, Lucey MR (2020) Diagnosis and treatment of alcohol-associated liver diseases: 2019 practice guidance from the American Association for the Study of Liver Diseases. Hepatology 71(1):306-333. doi: 10.1002/hep.30866.
4. Huang DQ, Mathurin P, Cortez-Pinto H et al (2023) Global epidemiology of alcohol-associated cirrhosis and HCC: trends, projections and risk factors. Nat Rev Gastroenterol Hepatol 20: 37-49.
5. Gordon FD (2012) Ascites. Clin Liver Dis 16: 285-299.
6. Lee H, Kim BK (2022) Real-world clinical features, health-care utilization, and economic burden in decompensated cirrhosis patients: A national database. J Gastroenterol Hepatol.
7. Ánh TN (2010) Vai trò của tiểu cầu, tỷ lệ AST, ALT, APRI trong đánh giá tình trạng xơ hóa gan. Tạp chí nghiên cứu y học, Trường Đại học Y Hà Nội, Tập 64: 4.
8. Zacharakis GH, Koskinas J, Kotsiou S, Papoutselis M, Tzara F, Vafeiadis N et al (2005) Natural history of chronic HBV infection: A cohort study with up to 12 years follow-up in North Greece (part of the Interreg I-II/EC-project). Journal of medical virology 77(2): 173-179.
9. Cẩm Phương P, Thị Thúy Quỳnh V, Văn Thái P & cộng sự (2022) Mô tả một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân xơ gan. Tạp Chí Y học Việt Nam 508 (2022).
10. Nguyễn Tiến Thịnh, Đào Trường Giang, Bùi Tiến Sỹ và cộng sự (2019) Kết quả nghiên cứu sử dụng tế bào gốc tự thân trong điều trị xơ gan mất bù do HBV. Tạp chí Y Dược lâm sàng 108 (2019).
11. Khai LT, Ngoc NH, Tuyen NV, & Truong HX Evaluation of the effectiveness of the procedures of creating autologous stem cell product derived bone marrow fluid for treatment of ischemic stroke patients. Journal of 108 - Clinical Medicine and Phamarcy 15. https://doi.org/10.52389/ydls.v15iTA.740.
12. Hernández P, Cortina L, Artaza H et al (2007) Autologous bone-marrow mononuclear cell implantation in patients with severe lower limb ischaemia: A comparison of using blood cell separator and Ficoll density gradient centrifugation. Atherosclerosis 194(2): 52-56.
13. Mahmoud S, Abdo E, Helal S, Eldien H, Abdeltawab D, Abd-Elkader A (2019) Clinical and laboratory outcomes of stem cell transplantation in patients with decompensated liver cirrhosis: single-arm pilot trial. Journal of Current Medical Research and Practice 4(1): 44-9.
14. Deng Q, Cai T, Zhang S, Hu A, Zhang X, Wang Y et al (2015) Autologous peripheral blood stem cell transplantation improves portal hemodynamics in patients with Hepatitis B virus-related decompensated cirrhosis. Hepatitis monthly 15(12): 32498.
15. Saito T, Okumoto K, Haga H, Nishise Y, Ishii R, Sato C et al (2011) Potential therapeutic application of intravenous autologous bone marrow infusion in patients with alcoholic liver cirrhosis. Stem cells and development 20(9): 1503-1510.
16. Chen B, Pang L, Cao H, Wu D, Wang Y, Tao Y et al Autologous stem cell transplantation for patients with viral hepatitis-induced liver cirrhosis: a systematic review and meta-analysis. European journal of gastroenterology & hepatology 31(10): 1283-1391.
17. Knodell RG, Ishak KG, Black WC et al (1981) Formulation and application of a numerical scoring system for assessing histological activity in asymptomatic chronic active hepatitis. Hepatology 1(5): 431-435.
18. Jang YO, Kim YJ, Baik SK et al (2014) Histological improvement following administration of autologous bone marrow-derived mesenchymal stem cells for alcoholic cirrhosis: A pilot study. Liver international: Official journal of the International Association for the Study of the Liver 34(1): 33-41.