Nghiên cứu hiệu quả điều trị, tính an toàn và khả năng dung nạp của methotrexate trong điều trị viêm khớp vảy nến

  • Ngô Minh Vinh Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch TP. Hồ Chí Minh
  • Bùi Thị Vân Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Viêm khớp vảy nến, mức độ hoạt động viêm khớp vảy nến

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát hiệu quả điều trị, tính an toàn và khả năng dung nạp của methotrexate trong điều trị viêm khớp vảy nến. Đối tượng và phương pháp: Tiến cứu, thử nghiệm lâm sàng, lấy mẫu thuận tiện của 37 bệnh nhân viêm khớp vảy nến được điều trị tại Bệnh viện Da liễu thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 1/2016 đến tháng 3/2017, với liều methotrexate là 10mg - 15mg/tuần. Kết quả và kết luận: Đặc điểm mẫu nghiên cứu: Nữ/nam là 2/1; tuổi mắc bệnh trung bình là 48 (13). Gần 3/4 bệnh nhân vảy nến ở da là biểu hiện đầu tiên của viêm khớp vảy nến. Viêm khớp ngoại vi chiếm tỷ lệ cao (81,08%). Biến dạng khớp chiếm tỷ lệ 37%. Thời gian mắc viêm khớp 0,83 (0,08 - 2,91) năm. Kháng nguyên phù hợp tổ chức HLA B27 và DR7 dương tính tỷ lệ tương đương nhau chiếm 32,43%, chỉ có 1 trường hợp HLA Cw06 dương tính chiếm 2,7%.  Phần lớn viêm khớp mức độ hoạt động trung bình (59,38%), và 25,0% trường hợp ở mức độ nặng. Tốc độ lắng hồng cầu (ESR) cao với trị số trung vị 50 (14 - 158) (mm/1 giờ). Điều trị bằng methotrexate cải thiện rõ rệt mức độ hoạt động viêm khớp sau 12 tuần điều trị (trước điều trị DAS28 là 4,3 ± 1, ở tuần 12 là 3,0 ± 1,0); ở tuần thứ 12 tỷ lệ lui bệnh theo tiêu chuẩn DAS28 - EURLA là 37,84%. Chỉ số PASI-50 đạt hơn phân nửa ở tuần thứ 12. Không có tác dụng bất lợi về mặt lâm sàng cũng như các chỉ số của công thức máu. Chỉ có 1 trường hợp men gan SGPT tăng cao nhưng không có biểu hiện lâm sàng ở tuần thứ 12 và ngưng điều trị.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Gossec L et al (2015) European League Against Rheumatism (EULAR) recommendations for the management of psoriatic arthritis with pharmacological therapies. Ann Rheum Dis 75(3): 499-510.
2. Reich K et al (2009) Epidemiology and clinical pattern of psoriatic arthritis in Germany: A prospective interdisciplinary epidemiological study of 1511 patients with plaque-type psoriasis. Br J Dermatol 160(5): 1040-1047.
3. Kragballe, K, Zachariae E, and Zachariae H (1983) Methotrexate in psoriatic arthritis: A retrospective study. Acta Derm Venereo 63(2): 165-167.
4. Moll, JM (1979) The clinical spectrum of psoriatic arthritis. Clin Orthop Relat Res (143): 66-75.
5. Kingsley GH et al (2012) A randomized placebo-controlled trial of methotrexate in psoriatic arthritis. Rheumatology (Oxford) 51(8): 1368-1377.
6. Woodrow JC and Ilchysyn A (1995) HLA antigens in psoriasis and psoriatic arthritis. Journal of Medical Genetics 22: 492-495.
7. Danafa D, Gladman DD, and Verton T (1995) The role of HLA antigens as indicators of disease progression in psoriatic arthritis. American College of Rheumatology 38(6): 845-850.
8. Dafna D et al (1986) HLA antigen in psoriatic arthritis. The Journal Rhematology 13(3): 686-693.
9. Hoa, TTM (2012) Nghiên cứu các đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của viêm khớp vảy nến chẩn đoán và điều trị tại Khoa Khớp - Bệnh viện Bạch Mai (2005 - 2010). Y học thực hành 806(2), tr. 9-12.
10. Wollina U, Stander K, and Barta U (2001) Toxicity of methotrexate treatment in psoriasis and psoriatic arthritis-short- and long-term toxicity in 104 patients. Clin Rheumatol 20(6): 406-410.