Phân tích biến cố bất lợi trong điều trị hóa chất cho bệnh nhân ung thư đại trực tràng thông qua giám sát tích cực tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

  • Phạm Văn Huy Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Thị Thùy Linh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Đức Trung Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Hải Trường Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Phạm Vĩnh Trường Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Lương Thị Kiều Oanh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Lê Thị Mỹ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Thị Liên Hương Trường Đại học Dược Hà Nội
  • Nguyễn Tứ Sơn Trường Đại học Dược Hà Nội

Main Article Content

Keywords

Biến cố tiêu hóa, máu, ung thư đại trực tràng, giám sát tích cực

Tóm tắt

Mục tiêu: Phân tích các biến cố bất lợi trong điều trị hóa chất cho bệnh nhân ung thư đại trực tràng tại Bệnh viện TƯQĐ 108 bằng phương pháp giám sát tích cực. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang trên 195 bệnh nhân ung thư đại trực tràng đang điều trị hóa chất đạt tiêu chuẩn lựa chọn và loại trừ. Sử dụng phương pháp giám sát tích cực phản ứng có hại của thuốc theo Quyết định 29/BYT và phân tích các biến cố, phương pháp dự phòng theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Kết quả: 195 bệnh nhân tham gia nghiên cứu có 61% là nam. Trung vị là 61 tuổi và 87,2% bệnh nhân ung thư ở giai đoạn IV. Về biến cố trên tiêu hóa, tỷ lệ tiêu chảy và viêm loét miệng là 6,1% và 9,7% bệnh nhân. 61,5% bệnh nhân xảy ra buồn nôn và 38,5% có nôn sau khi điều trị. Buồn nôn và nôn ghi nhận chủ yếu ở mức độ 1 và 2. 95,1% bệnh nhân có mức nguy cơ trung bình được dự phòng nôn phù hợp. Về biến cố trên máu, 38,5% xảy ra giảm bạch cầu ở tất cả các mức độ. Trong đó mức độ 3 và 4 chiếm tỷ lệ 13,3%. Giảm tiểu cầu ghi nhận được ở 22,1% bệnh nhân và chủ yếu là mức độ 1. 41,1% bệnh nhân có thiếu máu và chủ yếu cũng là mức độ 1. Kết luận: Giám sát tích cực về biến cố tiêu hóa và máu trên bệnh nhân đã chỉ rõ hơn tần xuất và mức độ của biến cố xảy ra trên bệnh nhân ung thư đại trực tràng tại Bệnh viện TƯQĐ 108. Một số biến cố cần được đánh giá kỹ hơn các yếu tố nguy cơ để có biện pháp dự phòng phù hợp.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2018) Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ung thư đại trực tràng (ban hành theo QĐ 2549/QĐ-BYT ngày 19/4/2018 của Bộ Y tế).
2. Bộ Y tế (2019) Hướng dẫn thực hành dược lâm sàng cho dược sĩ trong một số bệnh không lây nhiễm. Chương 4. P. 198 (ban hành theo quyết định 3809/QĐ-BYT ngày 27/8/2019).
3. Bộ Y tế (2022) Hướng dẫn giám sát phản ứng có hại của thuốc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. (ban hành theo quyết định 29/QĐ-BYT ngày 5/1/2022).
4. Nguyễn Sơn Nam, Lê Thị Phương Thảo (2018) Đánh giá đặc điểm các biến cố bất lợi của một số phác đồ điều trị ung thư đại trực tràng tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 giai đoạn 2015 - 2017. Tạp chí Y Dược Lâm sàng 108.
5. DiPiro JT, Yee GC, Haines ST, Nolin TD, Ellingrod VL, Posey L (2022) Pharmacotherapy: A Pathophysiologic Approach, 12th Edition, McGraw Hill, Section 19, Oncologic Disorders.
6. NCCN Clinical Practice Guidelines in Oncology (2024), Colon Cancer, Version 5.2024.
7. Gao A, Zhang L, Zhong D (2023) Chemotherapy-induced thrombocytopenia: Literature review. Discover Oncology 14(1): 10.
8. Slaoui M, Aoullay Z et al (2020) Therapeutic characteristics, chemotherapy-related toxicities and survivorship in colorectal cancer patients. Ethiop J Health Sci 30(1): 65-74.
9. Tsuji Y, Baba H, Takeda K, Kobayashi M, Oki E, Gotoh M, Yoshida K, Shimokawa M, Kakeji Y, Aiba K (2017) Chemotherapy-induced nausea and vomiting (CINV) in 190 colorectal cancer patients: A prospective registration study by the CINV study group of Japan. Expert Opinion on Pharmacotherapy 18(8): 753-758.