Giám sát tích cực biến cố bất lợi liên quan đến linezolid trong chương trình quản lý sử dụng kháng sinh tại Bệnh viện Thanh Nhàn
Main Article Content
Keywords
Tóm tắt
Mục tiêu: Phân tích kết quả hoạt động giám sát tích cực biến cố bất lợi (AE) liên quan đến linezolid trong chương trình quản lý kháng sinh tại Bệnh viện Thanh Nhàn. Đối tượng và phương pháp: Tiến cứu, can thiệp thông qua hoạt động của dược sĩ lâm sàng (DSLS) trên các bệnh nhân có phiếu yêu cầu sử dụng kháng sinh linezolid từ tháng 9/2022 đến tháng 2/2023. Kết quả: 282 bệnh nhân có phiếu yêu cầu sử dụng linezolid được duyệt sử dụng và đều được DSLS giám sát tích cực AE liên quan đến linezolid. Số lượng AE ghi nhận được (127 biến cố) cao hơn nhiều so với giai đoạn 7 năm trước đó thông qua báo cáo tự nguyện (9 biến cố). Giảm tiểu cầu là phản ứng có hại thường gặp nhất (18,5%), đa số ở mức độ nhẹ và trung bình (71,6%). Đã ghi nhận 3 bệnh nhân sử dụng thuốc có tương tác ở mức độ chống chỉ định tuyệt đối với linezolid. DSLS đã thực hiện 241 lượt trao đổi/cảnh báo/can thiệp về AE và tương tác thuốc liên quan đến linezoid, được chấp nhận bởi bác sỹ điều trị với tỷ lệ cao (95,4%). Kết luận: Giám sát tích cực thông qua hoạt động của DSLS trong chương trình quản lý sử dụng kháng sinh giúp tăng cường phát hiện, cảnh báo, xử trí, dự phòng các AE liên quan đến linezolid.
Article Details
Các tài liệu tham khảo
2. Vinh DC, Rubinstein E (2009) Linezolid: a review of safety and tolerability. J Infect 59(1): 59-74.
3. Đặng Thị Lan Anh, Võ Thị Thùy và cộng sự (2021) Phân tích thực trạng sử dụng linezolid tại Bệnh viện Thanh Nhàn. Tạp chí Y dược lâm sàng 108, tập 16, số tháng 11, tr. 110-118.
4. Bùi Thị Kim Dung, Nguyễn Thị Tuyến, Ngô Thị Tú Uyên và cộng sự (2022) Phân tích đặc điểm can thiệp dược lâm sàng với các kháng sinh ưu tiên tại Bệnh viện Thanh Nhàn. Tạp chí Y học Việt Nam, tập 517, tháng 8, tr. 252-261.
5. Bộ Y tế (2022) Hướng dẫn giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
6. Bộ Y tế (2021) Danh mục tương tác thuốc chống chỉ định trong thực hành lâm sàng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
7. WHO-UMC: The use of the WHO-UMC system for standardises case causality assessment.
8. Rubinstein E, Isturiz R, Standiford HC, Smith LG, Oliphant TH, Cammarata S, Hafkin B, Le V, Remington J (2003) Worldwide assessment of linezolid's clinical safety and tolerability: comparator-controlled phase III studies. Antimicrob Agents Chemother 47(6): 1824-1831.
9. Luft D, Deichsel G, Schmulling RM, Stein W, Eggstein M (1983) Definition of clinically relevant lactic acidosis in patients with internal diseases. Am J Clin Pathol 80(4): 484-489.
10. Institute NC (2017) Common Terminology Criteria for Adverse Events (CTCAE) v5.0.
11. Crass RL, Cojutti PG, Pai MP, Pea F (2019) Reappraisal of linezolid dosing in renal impairment to improve safety. Antimicrob Agents Chemother 63(8).
12. Qin Y, Liu Y, Chen Z, Cao M, Shen Y, Ye Y (2021) A risk factor-based predictive model for linezolid-induced anaemia: A 7-year retrospective study. J Clin Pharm Ther 46(6): 1591-1599.
13. Im JH, Baek JH, Kwon HY, Lee JS (2015) Incidence and risk factors of linezolid-induced lactic acidosis. Int J Infect Dis 31: 47-52.
14. Gerson SL, Kaplan SL, Bruss JB, Le V, Arellano FM, Hafkin B, Kuter DJ (2002) Hematologic effects of linezolid: summary of clinical experience. Antimicrob Agents Chemother 46(8): 2723-2726.
15. Qin Y, Chen Z, Gao S, Shen Y, Ye Y (2024) Development and validation of a risk prediction model for linezolid-induced thrombocytopenia in elderly patients. Eur J Hosp Pharm 31(2):94-100. doi: 10.1136/ejhpharm-2022-003258.
16. The Electronic Medicines Compendium (2022) Linezolid 2 mg/ml solution for infusion - Summary of product characteristics.
17. Elbarbry F, Moshirian N (2023) Linezolid-associated serotonin toxicity: A systematic review. Eur J Clin Pharmacol 79(7):875-883. doi: 10.1007/s00228-023-03500-9.