Nghiên cứu sự thay đổi số lượng bạch cầu, nồng độ ion kali và pH trong khối hồng cầu đông lạnh trước và sau deglycerol

  • Hồ Xuân Trường Bệnh viện Quân y 103
  • Thái Danh Tuyên Bệnh viện Quân y 103
  • Nguyễn Đăng Mạnh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Số lượng bạch cầu, nồng độ ion K, pH, khối hồng cầu đông lạnh

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định sự thay đổi số lượng bạch cầu (WBC), nồng độ ion K+, pH của khối hồng cầu đông lạnh được bảo quản đông lạnh bằng glycerol nồng độ 40% tại thời điểm trước deglycerol, ngay sau deglycerol (T0), ngày thứ 7 (T7), ngày thứ 14 (T14) trong quá trình bảo quản sau deglycerol. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, tiến cứu với 32 khối hồng cầu được bảo quản đông lạnh bằng glycerol 40% ở nhiệt độ dưới -65oC từ tháng 12/2017 và tiến hành rã đông từ tháng 6/2019 đến tháng 8/2019 tại Trung tâm Huyết học - Truyền máu, Bệnh viện Quân y 103. Kết quả: Số lượng bạch cầu trong khối hồng cầu đông lạnh là 3,47 ± 1,33G/l, T0 là 0,060 ± 0,019G/l, T7 là 0,058 ± 0,022G/l, T14 là 0,055 ± 0,024G/l. Quá trình deglycerol loại bỏ 98,68% bạch cầu, bảo quản sau deglycerol bạch cầu thay đổi không có ý nghĩa thống kê. Nồng độ trung bình K+ ở thời điểm trước deglycerol là 4,94 ± 0,76mmol/l; T0, T7 và T14 lần lượt là 1,21 ± 0,39mmol/l, 11,73 ± 2,41mmol/l và 17,55 ± 3,00mmol/l. Nồng độ ion K+ giảm đáng kể so với trước deglycerol, bảo quản sau deglycerol nồng độ ion K+ tăng dần có ý nghĩa thống kê (p<0,01). pH trung bình ở các thời điểm T0, T7 và T14 lần lượt là 6,65 ± 0,027, 6,55 ± 0,044 và 6,47 ± 0,046, pH giảm có ý nghĩa thống kê theo thời gian bảo quản sau deglycerol (p<0,05). Thời gian bảo quản đông lạnh khác nhau không ảnh hưởng đến các chỉ số nghiên cứu. Kết luận: Quá trình glycerol, deglycerol trong quá trình điều chế khối hống cầu đông lạnh đã loại bỏ hầu hết bạch cầu có trong đơn vị khối hồng cầu đông lạnh. pH giảm dần và nồng độ K+ tăng dần trong quá trình bảo quản sau deglycerol.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Dung TTK (2016) Nghiên cứu ứng dụng bảo quản hồng cầu bằng kỹ thuật đông lạnh với glycerol nồng độ cao. Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Bohoněk M, Petráš M, Turek I et al (2016) Quality evaluation of frozen apheresis red blood cell storage with 21-day postthaw storage in additive solution 3 and saline-adenine-glucose-mannitol: Biochemical and chromium-51 recovery measures. Transfusion 50(5): 1007-1013.
3. Bohoněk M, Petráš M, Turek I et al (2016) In vitro parameters of cryopreserved leucodepleted and non-leucodepleted red blood cells collected by apheresis or from whole blood and stored in AS-3 for 21 days after thawing. Blood Transfus 12(1): 199-203.
4. Chang AL, Hoehn RS, Jernigan P et al (2016) Previous cryopreservation alters the natural history of the red blood cell storage lesion. Shock 46(3-1): 89-95.
5. Fung MK, Grossma BJ, Hillyer CD et al (2014) Technical manual 18th edn. American Association of Blood Banks, United States.
6. Antwi-Baffour S, Jonathan KA, Felix Tsyawo RK et al (2019) A study of the change in sodium and potassium Ion concentrations in stored donor blood and their effect on electrolyte balance of recipients. Hindawi BioMed Research International: 5.
7. Valeri CR, Ragno G, Pivacek LE et al (2000) An experiment with glycerol-frozen red blood cells stored at -80 degrees C for up to 37 years. Vox Sang 79(3): 168-174.
8. Valeri CR, Srey R, Tilahun D et al (2015) The in vitro quality of red blood cells frozen with 40 percent (wt/vol) glycerol at -80 degrees C for 14 years, deglycerolized with the Haemonetics ACP 215, and stored at 4 degrees C in additive solution-1 or additive solution-3 for up to 3 weeks. Transfusion 44(7): 990-995.