Khảo sát các vấn đề liên quan đến thuốc và các yếu tố liên quan trên bệnh nhân bệnh thận mạn điều trị nội trú tại một bệnh viện đa khoa hạng I thuộc Thành phố Hồ Chí Minh

  • Phạm Anh Tú Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
  • Lê Hải Sơn Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
  • Trần Đoàn Minh Thy Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
  • Phạm Hồng Thắm Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, TP. Hồ Chí Minh
  • Nguyễn Hương Thảo Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh

Main Article Content

Keywords

Các vấn đề liên quan đến thuốc, bệnh thận mạn, bệnh nhân nội trú

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu (NC) này nhằm xác định các vấn đề liên quan đến thuốc (Drug - Related Problems, DRPs) xảy ra trên bệnh nhân (BN) bệnh thận mạn (Chronic Kidney Disease, CKD) nội trú.
Đối tượng và phương pháp: NC cắt ngang mô tả được thực hiện trên hồ sơ bệnh án (HSBA) của BN CKD nội trú (≥18 tuổi) tại Khoa Nội tiết thận và Khoa Nội tim mạch, Bệnh viện đa khoa hạng I thuộc Thành phố Hồ Chí Minh, từ ngày 01/10/2022 đến 31/12/2022. DRPs được xác định, phân loại theo hướng dẫn của Mạng lưới Chăm sóc Dược châu Âu phiên bản 9.1 và khảo sát mức độ ảnh hưởng tiềm ẩn trên lâm sàng theo thang đo Doeper (2015). Các yếu tố liên quan đến DRPs được xác định bằng mô hình hồi quy logistic đa biến. Kết quả: Có 140 HSBA của BN CKD được khảo sát. Tỷ lệ HSBA có ít nhất 1 DRP là 76,4%. Các DRPs chủ yếu liên quan đến tần suất dùng thuốc trong ngày (35,6%), liều dùng (31,1%) và thời điểm dùng thuốc (20,8%). Có 13,5% DRPs gây hại tiềm ẩn cho BN với sự đồng thuận đáng kể, ICC = 0,686 (0,555-0,788), p<0,001. BN CKD có số bệnh kèm ≥ 5 bệnh, thời gian điều trị ≥ 5 ngày có liên quan đến việc gặp phải DRP cao hơn những BN CKD có ít bệnh kèm hơn hoặc số ngày điều trị ít hơn (p<0,05).
Kết luận: Tỷ lệ BN CKD nội trú gặp phải DRPs khá cao. Cần thực hiện các biện pháp can thiệp phù hợp, đặc biệt trên BN có nhiều bệnh kèm và thời gian điều trị kéo dài để giảm thiểu xảy ra DRPs.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Pharmaceutical Care Network Europe Association. Classification for Drug related problems V9.1. 2020. Accessed October 15th, 2023. https://www.pcne.org/upload/files/417_PCNE_classification_V 9-1_final.pdf.
2. Albayrak A, Basgut B, Bikmaz GA, Karahalil B (2022) Clinical pharmacist assessment of drug-related problems among intensive care unit patients in a Turkish university hospital. BMC Health Serv Res 22(1):79. doi:10.1186/s12913-022-07494-5.
3. Bekele F, Tsegaye T, Negash E, Fekadu G (2021) Magnitude and determinants of drug-related problems among patients admitted to medical wards of southwestern Ethiopian hospitals: A multicenter prospective observational study. PLoS One.16(3):e0248575. doi:10.1371/journal.pone.0248575.
4. Bankes D, Pizzolato K, Finnel S et al (2021) Medication-related problems identified by pharmacists in an enhanced medication therapy management model. Am J Manag Care 27(16 Suppl):S292-S299. doi:10.37765/ajmc.2021.88754.
5. Garedow AW, Mulisa Bobasa E, Desalegn Wolide A, et al (2019) Drug-Related Problems and Associated Factors among Patients Admitted with Chronic Kidney Disease at Jimma University Medical Center, Jimma Zone, Jimma, Southwest Ethiopia: A Hospital-Based Prospective Observational Study. Int J Nephrol;2019:1504371. doi:10.1155/2019/1504371.
6. Song YK, Jeong S, Han N, et al (2021) Effectiveness of Clinical Pharmacist Service on Drug-Related Problems and Patient Outcomes for Hospitalized Patients with Chronic Kidney Disease: A Randomized Controlled Trial. J Clin Med ;10(8)doi:10.3390/jcm10081788.
7. Lê Thanh Tâm, Nguyễn Hương Thảo (2022) Khảo sát các vấn đề liên quan đến thuốc trên bệnh nhân điều trị ngoại trú tại một bệnh viện đa khoa thuộc thành phố Thủ Đức. Tạp chí Y học
Việt Nam 518(1). doi:10.51298/vmj.v518i1.3361.
8. Phạm Thị Lệ Cẩm (2023) Khảo sát các vấn đề liên quan đến thuốc qua đơn thuốc kê cho bệnh nhân khám bệnh ngoại trú của một bệnh viện hạng một tại thành phố Hồ Chí Minh, năm 2021. Tạp chí Y Dược lâm sàng 108;18(dbv)doi: https://doi.org/10.52389/ydls.v18idbv.1983.
9. Doerper S, Godet J, Alexandra JF, et al (2015) Development and multi-centre evaluation of a method for assessing the severity of potential harm of medication reconciliation errors at hospital admission in elderly. Eur J Intern Med 26(7):491-7. doi:10.1016/j.ejim.2015.07.014.
10. Zhang S, Zhang GB, Huang P, Ren Y, Lin B, Shao YF, Ye XL (2023) Drug-related problems in hospitalized patients with chronic kidney diseases and clinical pharmacist interventions. BMC Geriatr 23(1):849. doi: 10.1186/s12877-023-04557-y.
11. Njeri LW, Ogallo WO, Nyamu DG, Opanga SA, Birichi AR (2018) Medication-related problems among adult chronic kidney disease patients in a sub-Saharan tertiary hospital. Int J Clin Pharm 40(5):1217-1224. doi:10.1007/s11096-018-0651-7.
12. Subeesh VK, Abraham R, Satya Sai MV, Koonisetty KS (2020) Evaluation of prescribing practices and drug-related problems in chronic kidney disease patients: A cross-sectional study. Perspect Clin Res 11(2):70-74. doi:10.4103/picr.PICR_110_18.
13. Hayat M, Ahmad N, Mohkumuddin S, Ali Khan SL, Khan AH, Haq NU, et al (2023) Frequency, types and predictors of drug therapy problems among non-dialysis chronic kidney disease patients at a tertiary care hospital in Pakistan. PLoS One 18(4):e0284439.
14. Liu XX, Wang HX, Hu YY, et al (2021) Drug-related problems identified by clinical pharmacists in nephrology department of a tertiary hospital in China-a single center study. Ann Palliat Med 10(8):8701-8708. doi:10.21037/apm-21-817.