Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh amikacin tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn (8-9/2023)

  • Nguyễn Đức Long Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn
  • Trần Thị Thu Thuỷ Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn
  • Nguyễn Thị Dừa Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn
  • Nguyễn Thị Quỳnh Ngân Trường Đại học Dược Hà Nội
  • Trần Thị Cát Khánh Trường Đại học Dược Hà Nội
  • Lê Bá Hải Trường Đại học Dược Hà Nội
  • Nguyễn Thị Thu Thuỷ Trường Đại học Dược Hà Nội
  • Nguyễn Thành Hải Trường Đại học Dược Hà Nội
  • Nguyễn Tứ Sơn Trường Đại học Dược Hà Nội

Main Article Content

Keywords

Amikacin, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, độc tính thận

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát thực trạng sử dụng amikacin ở bệnh nhân nội trú tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên bệnh án của bệnh nhân (BN) từ 18 tuổi trở lên và có sử dụng amikacin ít nhất 1 ngày từ 01/08/2023 đến 30/09/2023 tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn. Kết quả: Trong 294 bệnh án thoả mãn tiêu chuẩn nghiên cứu, có 30,3% BN được chỉ định amikacin tại các khoa hồi sức. Tỷ lệ bệnh nhân được chỉ định xét nghiệm vi sinh chiếm 17,0%. E. coli là tác nhân gây bệnh thường gặp nhất trong số các mẫu bệnh phẩm phân lập được vi khuẩn (chiếm 41,4%). Phần lớn bệnh nhân được chỉ định amikacin trong phác đồ kinh nghiệm với tỷ lệ là 90,5% và 100% BN được dùng amikacin trong phác đồ phối hợp, chủ yếu là phối hợp beta-lactam (87,9%). Trung vị liều amikacin là 16,7mg/kg/ngày. Trong số 113 bệnh nhân được theo dõi creatinin tại thời điểm trong hoặc sau khi sử dụng amikacin, ghi nhận 10 BN (chiếm 8,8%) tổn thương thận cấp. Kết luận: Nghiên cứu này đã cung cấp thông tin về thực trạng sử dụng amikacin tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, từ đó làm cơ sở để đưa ra các chiến lược quản lý nhóm kháng sinh aminoglycosid đảm bảo hiệu quả và an toàn trên bệnh nhân.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Drusano GL, Ambrose PG, Bhavnani SM, Bertino JS, Nafziger AN, Louie A (2007) Back to the future: using aminoglycosides again and how to dose them optimally. Clin Infect Dis 45(6): 753-760.
2. Pérez-Blanco JS, Sáez Fernández EM, Calvo MV, Lanao JM, Martín-Suárez A (2021) Evaluation of Current Amikacin Dosing Recommendations and Development of an Interactive Nomogram: The Role of Albumin. Pharmaceutics 13(2):264. doi: 10.3390/pharmaceutics13020264.
3. Salehifar E, Eslami G, Ahangar N, Rafati MR, Eslami S (2015) How aminoglycosides are used in critically ill patients in a teaching hospital in North of Iran. Caspian J Intern Med 6(4): 238-342.
4. Namazi S, Sagheb MM, Hashempour MM, Sadatsharifi A (2016) Usage Pattern and Serum Level Measurement of Amikacin in the Internal Medicine Ward of the Largest Referral Hospital in the South of Iran: A Pharmacoepidemiological Study. Iran J Med Sci 41(3): 191-199.
5. Nguyễn Thanh Tâm, Đặng Trần Quang Phụng, Phạm Hồng Thắm (2023) Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh amikacin tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định. Tạp chí Y học Việt Nam 526(1B).
6. Bellomo R, Ronco C, Kellum JA, Mehta RL, Palevsky P; Acute Dialysis Quality Initiative workgroup (2004) Acute renal failure - definition, outcome measures, animal models, fluid therapy and information technology needs: the Second International Consensus Conference of the Acute Dialysis Quality Initiative (ADQI) Group. Crit Care 8(4): 204-212.
7. Dược thư quốc gia Việt Nam (2022) Chuyên luận Amikacin. 2022: Bộ Y tế.
8. Serio AW, Keepers T, Andrews L, Krause KM (2018) Aminoglycoside Revival: Review of a Historically Important Class of Antimicrobials Undergoing Rejuvenation. EcoSal Plus 8(1).
9. Nguyễn Thị Hải Yến, Lê Thị Mỹ và cộng sự (2023) Khảo sát việc sử dụng kháng sinh amikacin tại các Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Tạp chí Y Dược Lâm sàng 108, 2023. Tập 18 - Số đặc biệt 10/2023.
10. Phạm Thị Thúy Vân (2013) Đánh giá tính hiệu quả và an toàn của amikacin với chế độ liều hiện dùng trong điều trị một số loại nhiễm khuẩn. Luận án Tiến sỹ, Trường Đại học Dược Hà Nội.