Đặc điểm lâm sàng viêm phổi không điển hình do vi khuẩn ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2014

  • Phạm Thu Hiền Bệnh viện Nhi Trung ương

Main Article Content

Keywords

Viêm phổi không điển hình, lâm sàng, trẻ em

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng các trường hợp viêm phổi không điển hình đơn thuần do vi khuẩn M. pneumoniae, C. pneumoniae L. pneumophila ở trẻ từ 12 tháng đến 15 tuổi, tại Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2014. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả loạt ca bệnh trên 215 trường hợp trẻ mắc viêm phổi không điển hình tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Kỹ thuật Multiplex PCR và ELISA được sử dụng để phát hiện M. pneumoniae, C. pneumoniae L. pneumophila trong mẫu bệnh phẩm. Kết quả: Trong 215 là viêm phổi không điển hình do vi khuẩn, có 144 trường hợp viêm phổi không điển hình đơn thuần với một số đặc điểm lâm sàng như sau: Cơ năng: Hầu hết các bệnh nhân có biểu hiện ho (100%), sốt (85,71% - 94,57%), khò khè (50% - 65,12%). Thực thể: Ran ẩm (37,5% - 71,3%), ran phế quản (42,86% - 55,81%), có 28,55 - 50% trẻ khám thực thể tại phổi không phát hiện được gì. Biểu hiện khác: Đặc trưng là chán ăn (57,14% - 79,84%), viêm họng (78,29% - 85,71%). Kết luận: Các dấu hiệu cơ năng, thực thể gặp trong viêm phổi không điển hình đơn thuần khá đa dạng và không đặc hiệu, bao gồm: Sốt, ho, chán ăn, viêm họng, thực thể ran ẩm, ran phế quản, số lượng lớn bệnh nhân khám phổi không phát hiện được gì dễ bỏ sót chẩn đoán.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Lê Đình Nhân, Trần Thị Minh Diễm và CS (2005) Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh viêm phổi do Mycoplasma pneumoniae ở trẻ em từ 4 - 15 tuổi tại Khoa Nhi, Bệnh viện Trung ương Huế. Luận văn Thạc sỹ y học của bác sỹ nội trú bệnh viện, Huế.
2. Trần Anh Tuấn (2010) Một số thông điệp nhân ngày viêm phổi thế giới 12.11.2010. Bệnh viện Nhi Đồng I - TP. Hồ Chí Minh, ngày 5.11.2010.
3. Esposito S, Blasi F, Bellini F (2001) Mycoplasma pneumoniae and Chlamydia pneumoniae infections in children with pneumonia. Eur Respir J 17: 241-245.
4. Forest WA, Summersgill JT et al (2007) A worldwide perspective of atypical pathogens in community-acquired pneumonia. American Journal of Respiratory and Critical Care Medicine 17: 1086-1093.
5. Grayston JT, Kuo CC, Campbell LA et al (1989) Chlamydia pneumoniae sp. nov. for Chlamydia sp. strain TWAR. Int. J. Syst. Bacteriol 39: 88-90.
6. Greenberg D, Chiou CC, Famigilleti R (2006) Problem pathogens: Paediatric legionellosis-implications for improved diagnosis. Lancet Infect Dis 6: 529-535.
7. Linz DH, Tolle SW, Elliot DL (1994) Mycoplasma pneumoniae pneumonia: Experience at a referral center. West J Med 140: 895-900.
8. Michen Z (2011) Lobar pneumonia caused by Mycoplasma pneumoniae infection report of 13 cases. Knowledge of infectious diseases 15 Apr.
9. Uarez MM, Lorza ME, Donado JH et al (2011) Clinical and epidemiological characteristics of pediatric patients with positive serology for Mycoplasma pneumoniae, treated in the third level hospital from 2006 to 2008. Colomb Med 42: 138-143.
10. Parker LS (1999) Legionella: Risk for infants and children. United States office of Science and Technology, Environmental Protection Office of Water.