Đánh giá độc tính cấp và độc tính bán trường diễn của chế phẩm CB-02 trên động vật thực nghiệm

  • Hoàng Lan Hiệp Viện Y học cổ truyền Quân đội
  • Nguyễn Đình Nhân Viện Y học cổ truyền Quân đội
  • Nguyễn Nhật Minh Viện Y học cổ truyền Quân đội
  • Nguyễn Hoàng Ngân Học viện Quân y

Main Article Content

Keywords

Chế phẩm CB-02, độc tính cấp, độc tính bán trường diễn

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá độc tính cấp và độc tính bán trường diễn trên động vật thực nghiệm của chế phẩm CB-02. Đối tượng và phương pháp: Đánh giá độc tính cấp được thực hiện theo phương pháp Litchfield-Wilcoxon trên chuột nhắt trắng chủng Swiss. Độc tính bán trường diễn được đánh giá trên chuột cống trắng thuần chủng Wistar theo Hướng dẫn của Bộ Y tế và Tổ chức Y tế Thế giới về đánh giá hiệu lực và an toàn thuốc. Kết quả: Chưa xác định được LD50 của chế phẩm CB-02 ở mức liều cao nhất có thể cho chuột uống (17,5g/kg thể trọng). Chế phẩm CB-02 liều 336mg/kg/24giờ và 1680mg/kg/24giờ, uống liên tục trong 90 ngày không làm ảnh hưởng đến tình trạng chung, trọng lượng cơ thể của chuột cống; các chỉ số huyết học: số lượng hồng cầu, hemoglobin, hematocrit, bạch cầu và tiểu cầu; các chỉ số đánh giá hủy hoại tế bào gan (nồng độ enzym GOT, GPT), chức năng thận (creatinin) và cholesterol toàn phần thay đổi không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) giữa nhóm sử dụng thuốc và nhóm chứng. Hình ảnh mô bệnh học gan, thận và lách chuột cống đều trong giới hạn bình thường ở các lô nghiên cứu. Kết luận: Chế phẩm CB-02 không gây độc tính cấp trên chuột nhắt trắng và không làm thay đổi chức năng tạo máu, hủy hoại tế bào gan, chức năng thận và hình thái gan, thận, lách trên chuột cống trắng thực nghiệm.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. WHO (2002) Chapter 4: Quantifying selected major risks to health. The World Health Report - Reducing risks, Promoting Healthy Life: 47-97.
2. Võ Quảng (2000) Bệnh động mạch vành tại VIệt Nam. Tạp chí Tim mạch học, 21/2000, 445.
3. Đỗ Tất Lợi (2009) Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Nhà xuất bản Y học, tr. 695-696.
4. Đỗ Trung Đàm (2014) Phương pháp Litchfield Wilcoxon. Phương pháp xác định độc tính của thuốc. Nhà xuất bản Y học, tr. 101-112.
5. Viện Dược liệu (2006) Phương pháp nghiên cứu tác dụng dược lý của thuốc từ dược thảo. Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, tr. 355-376.
6. World Health Organization (2000) Working group on the safety and eficacy of herbal medicine. Report of regional office for the western pacific of the World Health Organization.
7. Bộ Y tế, Cục Khoa học công nghệ và đào tạo (2015) Quyết định về việc ban hành dược liệu chuyên môn, Hướng dẫn thử nghiệm tiền lâm sàng và lâm sàng thuốc đông y, thuốc từ dược liệu., số 141/QĐ-K2ĐT.
8. OECD (2002) Drug safety Evaluation I: Acute and sub-chronic toxicity assessement. USA Academy Press.
9. Nguyễn Thị Duyên, Vũ Thị Anh (2017) Nghiên cứu thành phần hóa học và đánh giá độc tính cấp của thạch hộc tía. Tạp chí Khoa học và công nghệ, số 166(06), tr. 165-168.
10. Bộ Y tế (2015) Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh nội tiết - chuyển hóa. Nhà xuất bản Y học. Hà Nội 208-219.
11. Nguyễn Thế Khánh, Phạm Tử Dương (2001) Xét nghiêm sử dụng trong lâm sàng. Nhà Xuất bản Y học.
12. Vũ Đình Vinh (2001) Hướng dẫn sử dụng các xét nghiệm sinh hóa. Nhà xuất bản Y học, tr. 115-287.