Sự thay đổi và mối liên quan của kiến thức với tự chăm sóc ở người bệnh suy tim điều trị tại Bệnh viện Thanh Nhàn

  • Khúc Mạnh Tùng Bệnh viện Thanh Nhàn
  • Lê Thanh Hà Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Vũ Kim Chi Bệnh viện Bạch Mai
  • Đỗ Thị Khánh Hỷ Đại học Thăng Long
  • Vương Thị Hương Giang Cao đẳng Y tế Hà Đông

Main Article Content

Keywords

Kiến thức, tự chăm sóc, bệnh nhân suy tim

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát sự thay đổi và mối liên quan của kiến thức khi vào và khi ra viện với tự chăm sóc ở người bệnh suy tim trước vào viện. Đối tượng và phương pháp: 116 người bệnh suy tim điều trị tại Bệnh viện Thanh Nhàn trong thời gian từ tháng 6/2022 đến tháng 12/2022. Thực hiện nghiên cứu trên người bệnh đã được chẩn đoán suy tim ít nhất một tháng trước khi vào viện. Nghiên cứu tiến cứu, theo dõi dọc. Can thiệp chăm sóc là hướng dẫn người bệnh thực hiện tự chăm sóc phù hợp với tình trạng bệnh. Kết quả: Điểm kiến thức của người bệnh theo thang đo A-HFKT ở ngày ra viện và ở ngày vào viện lần lượt là 23,08 ± 0,11 vs 18,51 ± 0,28 (95%CI: 3,92-5,21, p<0,05); A-HFKTcơ chế bệnh là 1,99 ± 0,00 vs 1,57 ± 0,05, A-HFKT triệu chứng bệnh là 4,71 ± 0,04 vs 3,32 ± 0,09; A-HFKT dinh dưỡng bệnh là 4,91 ± 0,02 vs 4,07 ± 0,07, A-HFKT thuốc là 5,60 ± 0,06 vs 4,39 ± 0,11, A-HFKT đối ứng khi xuất hiện triệu chứng bệnh là 5,84 ± 0,03 vs 5,19 ± 0,07 (p <0,05). Kiến thức của người bệnh khi vào viện có mối liên quan với tự chăm sóc của người bệnh trước vào viện (p<0,05). Kết luận: Có sự thay đổi kiến thức ở người bệnh suy tim khi điều trị tại viện và có mối liên quan giữa kiến thức khi vào viện với tự chăm sóc trước vào viện.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Phạm Thị Hồng Nhung và Ngô Huy Hoàng (2019) Thay đổi kiến thức tự chăm sóc của người bệnh suy tim mạn tại Khoa Nội tim mạch, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định năm 2018. Tạp chí Khoa học Điều dưỡng 2(2), tr. 22-29.
2. Hà Thị Thúy, Nguyễn Thị Tuyến, Bùi Thị Hoài (2022) Kiến thức và hành vi tự chăm sóc của người bệnh suy tim. Tạp chí Y học Việt Nam 512(2). 10.51298/vmj.v512i2.2311.
3. Mack L, Athilingam P, Adorno-Nieves J (2021) Health literacy impacts knowledge and the use of education app in heart failure: A pilot study. Cardiol Vasc Res 5(5): 1-5
4. Mathew S, Thukha H (2017) Pilot testing of the effectiveness of nurse-guided, patient-centered heart failure education for older adults. Geriatr Nurs 39(4):376-381. doi: 10.1016/j.gerinurse.2017.11.006.
5. McMurray JJ, Adamopoulos S, Anker SD, Auricchio A, Böhm M, Dickstein K, Falk V, Filippatos G, Fonseca C, Gomez-Sanchez MA et al (2012) ESC Committee for Practice Guidelines. ESC Guidelines for the diagnosis and treatment of acute and chronic heart failure 2012: The task force for the diagnosis and treatment of acute and chronic heart failure 2012 of the European Society of Cardiology. Developed in collaboration with the Heart Failure Association (HFA) of the ESC. Eur. Heart J 33: 1787-1847.
6. Reilly CM, Higgins M, Smith A, Gary RA, Robinson J, Clark PC, McCarty F, Dunbar SB (2009) Development, psychometric testing, and revision of the atlanta heart failure knowledge test. The Journal of Cardiovascular Nursing 24(6): 500-509.
7. Riegel B, de Maria M, Barbaranelli C, Matarese M, Ausili D, Stromberg A, Vellone E, Jaarsma T (2022) Symptom recognition as a mediator in the self-care of chronic illness. Frontiers in Public Health, section Public Health Education and Promotion, eCollection 10: 883299, doi: 10.3389/fpubh.2022.883299.
8. Salahodinkolah MK, Ganji J, Moghadam SH, Shafipour V, Jafari H, Salari S (2020) Educational intervention for improving self-care behaviors in patients with heart failure: A narrative review. J. Nurs. Midwifery Sci 7: 60-68.
9. Tung HH, Lin CY, Chen KY et al (2013) Self-management intervention to improve self-care and quality of life in heart failure patients. Congest Heart Failure 19(4): 9-16.
10. Zeng W, Chia SY, Chan YH, Tan SC, Low EJH, Fong MK (2017) Factors impacting heart failure patients’ knowledge of heart disease and self-care management. Proceedings of Singapore Healthcare 26(1): 26-34.