Đặc điểm các bó chất trắng của bệnh nhân u não trên cộng hưởng từ sức căng khuếch tán

  • Vũ Đình Triển Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Bùi Trọng Dương Học viện Quân y

Main Article Content

Keywords

U não, chất trắng, cộng hưởng từ sức căng khuếch tán

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát những biến đổi bệnh lý của các bó chất trắng trong não bệnh nhân u não bằng cộng hưởng từ sức căng khuếch tán (DTI) 3.0Tesla. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 30 bệnh nhân u não và nhóm chứng 30 người bình thường từ tháng 11/2019 đến tháng 5/2022. Khảo sát tập trung vào các bó chất trắng cụ thể bao gồm: Bó thể chai, bó đồi thị - vỏ não, bó hồi đai, bó trán - chẩm, bó vỏ - tiểu não, bó thái dương-chẩm, bó vỏ-tủy. Kết quả: Dựng hình 3D cho thấy có hình ảnh đè đẩy di lệch hoặc cắt cụt của các bó chất trắng. Ghi nhận các chỉ số về số lượng sợi, số voxel, FA giảm trong khi ADC tăng ở một số bó chất trắng, thể hiện sự ảnh hưởng mang tính chất tại chỗ và lan tỏa của khối u tới các bó chất trắng. Kết luận: Trong bệnh lý u não, việc khảo sát chính xác ranh giới, mức độ ảnh hưởng của khối u tới các cấu trúc chất trắng lân cận là yếu tố quan trọng trong chẩn đoán và phẫu thuật. DTI là một phương pháp hiệu quả để khảo sát biến đổi chất trắng ở bệnh nhân u não.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. WHO The International Agency for Research on Cancer - (2020), Brain, center nervous system fact sheet.
2. Fekonja LS, Wang Z et al (2020) Detecting corticospinal tract impairment in tumor patients with fiber density and tensor-based metrics. Front Oncol 10: 622-358.
3. Fekonja LS, Wang Z, Aydogan DB, Roine T, Engelhardt M, Dreyer FR, Vajkoczy P, Picht T (2021) Detecting corticospinal tract impairment in tumor patients with fiber density and tensor-based metrics. Front Oncol 10:622358. doi: 10.3389/fonc.2020.622358.
4. De Belder F, Van Cauter S, Van Den Hauwe L, Van Hecke W, Emsell L, De Belder M, Spaepen M, Sunaert S, & Parizel PM (2016) DTI in diagnosis and follow-up of brain tumors, in van hecke, wim, emsell, louise, and sunaert, stefan, editors, diffusion tensor imaging: A practical handbook. Springer Dordrecht Heidelberg New York: 309-330.
5. Kallenberg K, Goldmann T et al (2013) Glioma infiltration of the corpus callosum: Early signs detected by DTI. J Neurooncol 112(2): 217-223.
6. Dubey A, Kataria R et al (2018) Role of diffusion tensor imaging in brain tumor surgery. Asian J Neurosurg 13(2): 302-306.
7. Shalan Mohamed E, Soliman Ahmed Y et al (2021) Surgical planning in patients with brain glioma using diffusion tensor MR imaging and tractography. Egyptian Journal of Radiology and Nuclear Medicine 52(1): 110.
8. Yeh FC, Irimia A et al (2021) Tractography methods and findings in brain tumors and traumatic brain injury. Neuroimage 245: 118651.
9. Manan AA, Yahya N et al (2022) The utilization of diffusion tensor imaging as an image-guided tool in brain tumor resection surgery: A systematic review. Cancers (Basel). 14(10).