Nghiên cứu tác dụng của gây tê đám rối thần kinh cánh tay giữa các cơ bậc thang dưới hướng dẫn của siêu âm bằng hỗn hợp bupivacain - dexamethason cho phẫu thuật chi trên

  • Kiều Văn Tỵ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • An Thành Phú Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Việt Hà Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Ngô Văn Thành Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Thị Ngọc Hà Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Thị Hằng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Đỗ Thị Là Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Bùi Thị Thúy Hằng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Gây tê đám rối thần kinh cánh tay, bupivacain, dexamethasone

Tóm tắt

Mục tiêu: So sánh hiệu quả vô cảm của gây tê đám rối thần kinh cánh tay giữa các cơ bậc thang dưới hướng dẫn của siêu âm bằng hỗn hợp bupivacain - dexamethason với bupivacain cho phẫu thuật chi trên. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu có so sánh, 60 bệnh nhân tuổi từ 16 đến 70, ASA I, II, chia ngẫu nhiên thành 2 nhóm, nhóm 1: 30 bệnh nhân sử dụng hỗn hợp bupivacain (1,5mg/kg) - dexamethason (8mg). Nhóm 2: 30 bệnh nhân sử dụng bupivacain (1,5mg/kg) được gây tê đám rối thần kinh cánh tay cho phẫu thuật chi trên tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Kết quả: Thời gian chờ ức chế cảm giác đau nhóm 1 (4,73 ± 0,98 phút) ngắn hơn nhóm 2 (10,10 ± 2,78 phút) với p<0,05. Thời gian kéo dài ức chế cảm giác đau nhóm 1 (1049,77 ± 258,12 phút), dài hơn nhóm 2 (553,83 ± 228,06 phút) với p<0,05. Thời gian chờ ức chế vận động nhóm 1 (8,03 ± 1,87 phút) ngắn hơn nhóm 2 (17,57 ± 5,54 phút) với p<0,05. Thời gian kéo dài ức chế vận động nhóm 1 (1025,60 ± 258,86 phút) dài hơn nhóm 2 (470,97 ± 182,92 phút) với p<0,05. Tần số tim, huyết áp, tần số thở, SpO2 ổn định và không có sự khác biệt giữa 2 nhóm với p>0,05. Kết luận: Gây tê đám rối thần kinh cánh tay giữa các cơ bậc thang dưới hướng dẫn của siêu âm bằng hỗn hợp bupivacain - dexamethason là phương pháp rút ngắn thời gian chờ và kéo dài thời gian tác dụng ức chế cảm giác đau và vận động so với bupivacain đơn thuần.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Knezevic NN, Anantamongkol U, Candido KD (2015) Perineural dexamethasone added to local anesthesia for brachial plexus block improves pain but delays block onset and motor blockade recovery. Pain Physician 18: 1-14.
2. Badran MAeFM, Kamaly AM, Abdel Hamid HM et al (2020) Dexamethasone as a bupivacaine adjuvant for ultrasound-guided interscalene brachial plexus block: A prospective randomized study. Ain-Shams Journal of Anesthesiology 12(61): 01-10.
3. Peter A Vieira PA, Pulai I, Tsao GC et al (2010) Dexamethasone with bupivacaine increases duration of analgesia in ultrasound-guided interscalene brachial plexus blockade. Eur J Anaesthesiol 27: 285-288.
4. Shende SY, Khairmode UB, Gorgile RN, Marathe RM (2020) Supraclavicular brachial plexus block with and without dexamethasone as an adjuvant to local anesthetics - An observational study. Indian Journal of Clinical Anaesthesia 7(4): 645-651.
5. Vaidya SR, Neupane S, Shrestha K, & Ghale T (2022) Efficacy of dexamethasone as an adjuvant to bupivacaine in supraclavicular brachial plexus block. Journal of Gandaki Medical College-Nepa 15(01): 63-68.
6. Bindal D, Narang N, Mahindra R, Gupta H, Kubre J, Saxena A (2018) Effect of dexamethasone on characteristics of supraclavicular nerve block with bupivacaine and ropivacaine: A prospective, double-blind, randomized control trial. International librely of medicin (6): 234-239.
7. Badawy Sayed M, Mostafa Abd El-Hameed S, Mohammed Yousef Ahmed E (2019) Comparative study between dexamethasone and fentanyl as an adjuvant to bupivacaine in ultrasound guided supraclavicular brachial plexus block in upper limb surgeries. Al-Azhar Med. J. 48(4): 501-512.