Mô hình không xâm lấn trong tiên đoán giãn tĩnh mạch thực quản ở bệnh nhân xơ gan

  • Nguyễn Đình Thắng Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
  • Hồ Tấn Phát Bệnh viện Chợ Rẫy
  • Lâm Tú Hương Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
  • Võ Duy Thông Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Main Article Content

Keywords

Xơ gan, giãn tĩnh mạch thực quản

Tóm tắt

Mục tiêu: (1) Mô tả những đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân xơ gan; (2) Xác định mối liên quan giữa các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng với giãn TMTQ ở bệnh nhân xơ gan; (3) Xây dựng mô hình tiên đoán giãn TMTQ ở bệnh nhân xơ gan. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả. 100 bệnh nhân xơ gan (XG) được thu thập từ tháng 11/2022 đến tháng 06/2023 tại Phòng khám Nội Tiêu hóa, Bệnh viện Chợ Rẫy. Kết quả: Nghiên cứu bao gồm 100 bệnh nhân trong đó có 62 nam và 38 nữ, từ 28 đến 87 tuổi, trung bình 56,11 ± 11,22 tuổi. Xơ gan do viêm gan vi rút B, C và rượu chiếm tỉ lệ cao, đến 79%. Tỉ lệ giãn tĩnh mạch thực quản (TMTQ) là 46%. Có sự khác biệt về hemoglobin, số lượng tiểu cầu, AST, bilirubin toàn phần, INR và albumin giữa nhóm có và không giãn TMTQ (p<0,05). Mô hình tiên đoán giãn TMTQ ở bệnh nhân xơ gan gồm 4 thành tố là hemoglobin, số lượng tiểu cầu, bilirubin toàn phần và báng bụng trên lâm sàng. Khi phân tích đường cong ROC cho thấy mô hình có AUC là 0,839. Kết luận: Mô hình gồm hemoglobin, số lượng tiểu cầu, bilirubin toàn phần và báng bụng trên lâm sàng có khả năng dự báo giãn TMTQ ở bệnh nhân XG.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Hà Vũ, Huỳnh Anh Đức, Ngô Thị Thanh Quýt (2017) Khảo sát mối tương quan giữa phân loại Child-Turcotte-Pugh và mức độ giãn tĩnh mạch thực quản ở bệnh nhân xơ gan. Tạp chí Y học TP. HCM, 21 (1).
2. Phạm Cẩm Phương, Võ Thị Thúy Quỳnh, Lê Viết Nam và cộng sự (2021) Mô tả một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân xơ gan. Tạp chí Y học Việt Nam 508 (1).
3. de Franchis R, Bosch J, Garcia-Tsao G, Reiberger T, Ripoll C; Baveno VII Faculty (2022) Baveno VII–Renewing consensus in portal hypertension. Journal of hepatology 76(4): 959-974.
4. Gebregziabiher HT, Hailu W, Bizuneh S et al (2023) Validation of Noninvasive Diagnosis of Esophageal Varices Among Cirrhotic Patients in Low Income Setting. Heliyon 9 (2023):e23229.
5. Mokdad AA, Lopez AD, Shahraz S et al (2014) & Naghavi M (2014) Liver cirrhosis mortality in 187 countries between 1980 and 2010: a systematic analysis. BMC medicine 12(1): 145.
6. Tiwari PS, Thapa P, Karki B, & KC S (2022) Correlation of Child-Pugh classification with esophageal varices in patients with liver cirrhosis. Journal of Nepalgunj Medical College 20(1): 4-8.
7. Schiff Eugene R, Maddrey Willis C, Reddy K Rajender (2018) Schiff's diseases of the liver. John Wiley & Sons.
8. Korean Association for the Study of the Liver (KASL) (2020) KASL clinical practice guidelines for liver cirrhosis: Varices, hepatic encephalopathy, and related complications. Clin Mol Hepatol 26(2): 83-127.
9. Chen PH, Hsieh WY, Su CW et al (2018) Combination of albumin-bilirubin grade and platelets to predict a compensated patient with hepatocellular carcinoma who does not require endoscopic screening for esophageal varices. Gastrointest Endosc 88 (2): 230-239.e2.
10. Dong TS, Kalani A, Aby ES et al (2019) Machine learning-based development and validation of a scoring system for screening high-risk esophageal varices. Clin Gastroenterol Hepatol 17(9): 1894-1901.