Mối liên quan giữa tỉ số của một số tế bào máu ngoại vi với các yếu tố tiên lượng ở bệnh nhân đa u tủy xương được điều trị tại Bệnh viện Quân y 103
Main Article Content
Keywords
Tóm tắt
Mục tiêu: Nghiên cứu của chúng tôi nhằm xác định ngưỡng giá trị tối ưu các tỷ số NLR (tỷ lệ số lượng tuyệt đối bạch cầu trung tính/bạch cầu lympho); PLR (tỷ lệ số lượng tuyệt đối tiểu cầu/bạch cầu lympho); MLR (tỷ lệ số lượng tuyết đối bạch cầu mono/bạch cầu lympho) và NMLR (tỷ lệ số lượng tuyệt đối bạch cầu trung tính + mono/bạch cầu lympho) trong tiên lượng, đáp ứng điều trị đa u tủy xương. Đối tượng và phương pháp: 57 bệnh nhân được chẩn đoán đa u tủy xương (ĐUTX) mới, điều trị tại Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 4/2020-4/2024 và 57 người khỏe mạnh tương đồng về tuổi, giới được khám, xét nghiệm tại phòng khám bệnh. Kết quả: Tuổi trung bình là 68,77 tuổi, nữ (64,9%). PS chủ yếu giai đoạn 2 và 3 (chiếm 89,47%); giai đoạn 3 chiếm đến 45,61%; 33BN có mức lọc cầu thận (MLCT) < 60ml/p (chiếm 57,89%); Nồng độ B2M tăng cao chiếm 59,65%, trong đó trên 5,5 chiếm đến 43,86%. Có 17 BN có nồng độ LDH tăng và 14 BN canxi huyết tăng (chiếm tỷ lệ 29,82% và 24,56%). Có sự khác biệt giữa tỷ số NLR, MLR và NMLR của nhóm bệnh và nhóm chứng, tỷ số PLR không có sự khác biệt. NLR tăng cao > 1,72 có tương quan với ISS, PS; MLR > 0,23 có tương quan với tăng B2M, canxi máu, MLCT, PS và ISS; tỷ số NMLR > 2,02 có tương quan với ISS và PS. Kết luận: Các tỷ số NLR, MLR, NMLR tăng cao là các dấu ấn sinh học hữu ích để dự đoán tiên lượng ở bệnh nhân đa u tủy xương.
Article Details
Các tài liệu tham khảo
2. Tôn Thất Minh Trí (2023) Đánh giá kết quả phác đồ VTD kết hợp ghép tế bào gốc tạo máu trong điều trị Đa u tủy xương tại Bệnh viện TW Huế. Tạp chí Y học Việt Nam 532(đặc biệt), tr. 685-692.
3, Tang CH, Liu HY, Hou HA et al (2018) Epidemiology of multiple myeloma in Taiwan, a population based study. Cancer epidemiology 55: 136-141.
4. Hàn Viết Trung (2021) Nghiên cứu đặc điểm và giá trị của các yếu tố tiên lượng tới kết quả điều trị của một số phác đồ điều trị đa u tủy xương từ 2015-2018. Luận án Tiến sĩ y học, Đại học Y Hà Nội.
5. Ngô Thị Phương Oanh (2023) Nghiên cứu một số chỉ số xét nghiệm của bệnh nhân đa u tủy xương chuỗi nhẹ tại Bệnh viện Bạch Mai. Tạp chí Y học Việt Nam 530(2), tr. 146-150.
6. Ortega F, Gonzalez M, Moro MJ, Gascon A, Duarte I, Martin M, & Sanz M (1992) Prognostic effect of beta 2-microglobulin in multiple myeloma. Medicina clinica 99(17): 645-648.
7. Huỳnh Minh Âu (2022) Nghiên cứu mối tương quan giữa nồng độ Beta 2-microglobulin và nồng độ urê, creatinin, acid uric trong huyết tương ở bệnh nhân đa u tủy xương. Tạp chí Y học Việt Nam 509(2), tr. 59-64.
8. Nguyễn Lan Phương (2016) Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và xét nghiệm của bệnh đa u tủy xương chuỗi nhẹ tại Viện Huyết học - Truyền máu TW. Đề tài cấp cơ sở, Viện Huyết Học - Truyền máu TW.
9. Lihui S, Xiaoqi Q, Huijun W, Yonghui X, Yuanyuan L et al (2016) Elevated neutrophil-to-lymphocyte ratio and monocyte-to-lymphocyte ratio and decreased platelet-to-lymphocyte ratio are associated with poor prognosis in multiple myeloma. Oncotarget, Advance Publications.
10. Xinwen Z, Jialin D, Zhenyu W, Hao X, Xiaomin C et al (2021) Are the derived indexes of peripheral whole blood cell counts (NLR, PLR, LMR/MLR) clinically significant prognostic biomarker in multiple myeloma? A systematic review and meta-analysis. Front. Oncol. Hematologic Malignancies Volume 11.
11. Phạm Phương Thảo (2023) Mối liên quan giữa tỉ số của một số tế bào máu với mức lọc cầu thận ở bệnh nhân đa u tủy xương có suy thận được điều trị ở Bệnh viện Bạch Mai. Tạp chí Y dược lâm sàng 108. 18(3), tr. 49-55.
12. Pang Y, Shao H, Yang Z, Fan L, Liu W, Shi J, Wang Y, Han Y, Yang L (2020) The (Neutrophils + Monocyte)/Lymphocyte Ratio Is an Independent Prognostic Factor for Progression-Free Survival in Newly Diagnosed Multiple Myeloma Patients Treated With BCD Regimen. Front Oncol 10:1617. doi: 10.3389/fonc.2020.01617.
13. Nguyễn Vũ Bảo Anh (2022) Bệnh đa u tuỷ xương, Bệnh học nội khoa. Nhà xuất bản Y học; tr. 543-544.