Kết quả bước đầu hóa xạ trị tiền phẫu bằng kỹ thuật xạ trị điều biến liều trên bệnh nhân ung thư thực quản 1/3 giữa - dưới

  • Nguyễn Thị Hà Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Đình Châu Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Trịnh Thị Mai Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Lê Thị Trang Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Quỳnh Tú Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Thị Phương Thảo Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Cao Phương Thảo Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Hóa xạ trị tiền phẫu, ung thư thực quản, xạ trị điều biến liều

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả bước đầu hóa xạ trị tiền phẫu sử dụng kỹ thuật xạ trị điều biến liều theo sau là phẫu thuật trên bệnh nhân ung thư thực quản 1/3 giữa-dưới tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả hồi cứu trên 83 bệnh nhân ung thư thực quản vị trí 1/3 giữa, dưới giai đoạn II, III từ 1/2027 đến 11/2023 được tiến hành hóa xạ trị 41,4Gy/23 phân liều kết hợp hóa chất paclitaxel/carboplatin hàng tuần và phẫu thuật sau 6-8 tuần. Kết quả: Tuổi trung bình là 57 tuổi, 91,6% có triệu chứng nuốt nghẹn, giai đoạn bệnh chủ yếu giai đoạn III với tỷ lệ 80,7%; Tỷ lệ đáp ứng hoàn toàn trên giải phẫu bệnh là 37,3% (pT0N0). Các tác dụng không mong muốn chủ yếu độ 1-2 bao gồm hạ bạch cầu, viêm niêm mạc thực quản. Kết luận: Hóa xạ trị tiền phẫu sử dụng kỹ thuật điều biến liều là phương pháp điều trị có hiệu quả cho bệnh nhân ung thư thực quản 1/3 giữa-dưới giai đoạn II-III với tác dụng không mong muốn có thể chấp nhận được.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Sung H, Ferlay J, Siegel RL, Laversanne M, Soerjomataram I, Jemal A, Bray F (2021) Global Cancer Statistics 2020: GLOBOCAN Estimates of Incidence and Mortality Worldwide for 36 Cancers in 185 Countries. CA. Cancer J. Clin 71(3): 209-249, doi: 10.3322/caac.21660.
2. Stahl M, Walz MK, Stuschke M, Lehmann N, Meyer HJ, Riera-Knorrenschild J, Langer P, Engenhart-Cabillic R, Bitzer M, Königsrainer A, Budach W, Wilke H (2009) Phase III comparison of preoperative chemotherapy compared with chemoradiotherapy in patients with locally advanced adenocarcinoma of the esophagogastric junction. J. Clin. Oncol 27(6) 851-856. doi: 10.1200/JCO.2008.17.0506.
3. Tu L, Sun L, Xu Y et al (2013) Paclitaxel and cisplatin combined with intensity-modulated radiotherapy for upper esophageal carcinoma. Radiat. Oncol 8(1): 75. doi: 10.1186/1748-717X-8-75.
4. Japan Esophageal Society (2017) Japanese Classification of Esophageal Cancer, 11th Edition: part II and III’, Esophagus 14(1): 37-65. doi: 10.1007/s10388-016-0556-2.
5. Mandard AM, Dalibard F, Mandard JC, Marnay J, Henry-Amar M, Petiot JF, Roussel A, Jacob JH, Segol P, Samama G, et al (1994) Pathologic assessment of tumor regression after preoperative chemoradiotherapy of esophageal carcinoma. Clinicopathologic correlations. Cancer 73(11): 2680-2686.
6. Nguyễn Đức Lợi (2015) Đánh giá hiệu quả phác đồ hoá xạ trị đồng thời và một số yếu tố tiên lượng ung thư biểu mô vẩy thực quản giai đoạn III, IV tại Bệnh viện K. Luận án tiến sĩ y học, Luận án tiến sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
7. van Hagen P, Hulshof MC, van Lanschot JJ, et al (2012) Preoperative Chemoradiotherapy for Esophageal or Junctional Cancer. N. Engl. J. Med 366(22): 2074-2084. doi: 10.1056/NEJMoa1112088.
8. Lloyd S and Chang BW (2014) Current strategies in chemoradiation for esophageal cancer. J. Gastrointest. Oncol 5(3): 156-165. doi: 10.3978/j.issn.2078-6891.2014.033.
9. Rice TW, Patil DT, and Blackstone EH (2017) 8th edition AJCC/UICC staging of cancers of the esophagus and esophagogastric junction: application to clinical practice. Ann. Cardiothorac. Surg 6(2): 119-130. doi: 10.21037/acs.2017.03.14.
10. Fenkell L, Kaminsky I, Breen S, Huang S, Van Prooijen M, and Ringash J (2008) Dosimetric comparison of IMRT vs. 3D conformal radiotherapy in the treatment of cancer of the cervical esophagus. Radiother. Oncol 89(3): 287-291. doi: 10.1016/j.radonc.2008.08.008.
11. Lin SH, Wang L, Myles B, Thall PF, Hofstetter WL, Swisher SG, Ajani JA, Cox JD, Komaki R, Liao Z (2012) Propensity score-based comparison of long-term outcomes with 3-dimensional conformal radiotherapy vs intensity-modulated radiotherapy for esophageal cancer. Int. J. Radiat. Oncol 84(5): 1078-1085. doi: 10.1016/j.ijrobp.2012.02.015.
12. Han J, Wang Z, and Liu C (2021) Survival and complications after neoadjuvant chemotherapy or chemoradiotherapy for esophageal cancer: A meta-analysis. Future Oncol 17(17): 2257–2274. doi: 10.2217/fon-2021-0021.
13. Xu C and Lin SH (2016) Esophageal cancer: comparative effectiveness of treatment options. Comp. Eff. Res 6: 1-12. doi: 10.2147/CER.S73805.