Độ an toàn của kỹ thuật tắc mạch xạ trị với hạt vi cầu gắn Yttrium-90 trong điều trị ung thư biểu mô tế bào gan

  • Đào Đức Tiến Bệnh viện Quân y 175
  • Mai Hồng Bàng Bệnh viện TƯQĐ 108
  • Nguyễn Tiến Thịnh Bệnh viện TƯQĐ 108

Main Article Content

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá độ an toàn của phương pháp tắc mạch xạ trị với hạt vi cầu gắn Yttrium-90 trong điều trị ung thư biểu mô tế bào gan. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, can thiệp, không đối chứng: Gồm 52 bệnh nhân chẩn đoán xác định ung thư biểu mô tế bào gan với kích thước khối u trung bình 9,8 ± 3,0cm, điều trị bằng phương pháp tắc mạch xạ trị với hạt vi cầu gắn Yttrium-90 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, từ tháng 10/2013 đến tháng 09/2017. Theo dõi và đánh giá các tai biến, biến chứng và tác dụng phụ của kỹ thuật sau điều trị. Kết quả: Tổng cộng có 53 lần can thiệp, tất cả đều thành công về kỹ thuật. Không có tử vong liên quan đến kỹ thuật can thiệp, tỷ lệ biến chứng thấp trong đó có 01 trường hợp viêm phổi do tia xạ (1,9%) và 01 trường hợp xuất huyết tiêu hóa do loét hành tá tràng (1,9%). Các triệu chứng của hội chứng sau tắc mạch là đau vùng gan, sốt, mệt mỏi và nôn, buồn nôn gặp với tỷ lệ thấp, lần lượt là 26,9%; 5,8%; 17,3%; 7,7%. Các chỉ số AST, ALT và bilirubin tăng có ý nghĩa sau can thiệp 1 - 2 ngày nhưng hồi phục ở thời điểm xét nghiệm 4 - 6 tuần sau điều trị. Các chỉ số albumin và prothrombin giảm có ý nghĩa sau can thiệp nhưng vẫn nằm trong giới hạn bình thường và hồi phục ở thời điểm 4 - 6 tuần. Kết luận: Kỹ thuật tắc mạch xạ trị với hạt vi cầu gắn Yttrium-90 là một phương pháp an toàn trong điều trị ung thư biểu mô tế bào gan.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Thái Doãn Kỳ (2015) Nghiên cứu kết quả điều trị ung thư biểu mô tế bào gan bằng phương pháp tắc mạch hóa chất sử dụng hạt vi cầu DC Beads. Luận án Tiến sỹ Y học, Viện Nghiên cứu Khoa học Y Dược Lâm sàng 108, Hà Nội.
2. Phan Thị Phi Phi (1993) Góp phần nghiên cứu ung thư gan nguyên phát ở Việt nam, tần xuất HBsAg trong huyết thanh người lành và người bị ung thư biểu mô tế bào gan. Y học Việt Nam, 171, tr. 26-30.
3. Floridi C, Pesapane F, Angileri SA et al (2017) Yttrium-90 radioembolization treatment for unresectable hepatocellular carcinoma: A single-centre prognostic factors analysis. Medical Oncology 34(10): 174.
4. Jemal A, Bray F, Center MM et al (2011) Global cancer statistics. A Cancer Journal for Clinicians 61(2): 69-90.
5. Kallini JR, Gabr A, Salem R et al (2016) Transarterial radioembolization with Yttrium-90 for the treatment of hepatocellular carcinoma. Advances in Therapy 33: 699-714.
6. Kokabi N, Camacho JC, Xing M et al (2015) Open-label prospective study of the safety and efficacy of glass-based Yttrium-90 radioembolization for infiltrative hepatocellular carcinoma with portal vein thrombosis. Cancer 121(13): 2164-2174.
7. Lau WY, Ho S, Leung TW et al (1998) Selective internal radiation therapy for nonresectable hepatocellular carcinoma with intraarterial infusion of 90yttrium microspheres. International Journal of Radiation Oncology, Biology, Physics 40(3): 583-592.
8. Leung TW, Lau WY, Ho SK et al (1995) Radiation pneumonitis after selective internal radiation treatment with intraarterial 90yttrium-microspheres for inoperable hepatic tumors. International Journal of Radiation Oncology, Biology, Physics 33(4): 919-924.
9. Mahnken AH (2016) Current status of transarterial radioembolization. World Journal of Radiology 8(5): 449-459.
10. Mazzaferro V, Sposito C, Bhoori S et al (2013) Yttrium-90 radioembolization for intermediate-advanced hepatocellular carcinoma: A phase 2 study. Hepatology 57(5): 1826-1837.
11. Sangro B, Carpanese L, Cianni R et al (2011) Survival after Yttrium-90 resin microsphere radioembolization of hepatocellular carcinoma across Barcelona clinic liver cancer stages: A European evaluation. Hepatology 54(3): 868-878.
12. Tan CH, Low SC, Thng CH (2011) APASL and AASLD consensus guidelines on imaging diagnosis of hepatocellular carcinoma: A review. International Journal of Hepatology: 519783.