Kết quả nội soi tán sỏi đường mật trong gan qua đường hầm Kehr bằng ống soi mềm với năng lượng điện thủy lực tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
Main Article Content
Keywords
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị sót sỏi đường mật trong gan bằng sử dụng ống mềm nội soi qua đường hầm Kehr tán sỏi điện thủy lực. Đối tượng và phương pháp: Gồm 76 bệnh nhân được chẩn đoán xác định sót sỏi đường mật trong gan bằng siêu âm hoặc cộng hưởng từ, còn mang dẫn lưu Kehr. Được nội soi bằng ống soi mềm tán sỏi điện thủy lực qua đường hầm Kehr tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ 01/01/2022 đến 01/01/2024. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang, hồi cứu, tiến cứu, không đối chứng. Kết quả: 100% bệnh nhân sót sỏi trong gan và có tiền sử mổ sỏi đường mật. Tỷ lệ nữ/nam=1,81. Tỷ lệ sỏi trong gan 2 bên là cao nhất: 44,74%. Tiếp cận được sỏi đạt 97,5%. Tỷ lệ sạch sỏi đạt 88,16%, còn sỏi là 11,84%. Hẹp đường mật chiếm 19,74%, trong đó chủ yếu là hẹp đường mật trong gan. Số lần tán trung bình là: 1,05 ± 0,22, ít nhất 1 lần, nhiều nhất là 2 lần. Thời gian 1 lần tán sỏi qua đường hầm Kehr là 61,02 ± 32,46 phút, ngắn nhất là 15 phút, dài nhất là 160 phút. Biến chứng 1,32% (vỡ đường hầm Kehr) được điều trị nội khoa sau 3 ngày ổn định ra viện. Ngày nằm điều trị sau mổ: Trung bình 1,77 ± 0,82 ngày, ngắn nhất là 01 ngày, lâu nhất là 04 ngày. Kết luận: Nội soi bằng ống mềm qua đường hầm Kehr tán sỏi điện thủy lực là phương pháp an toàn và có hiệu quả cao trong điều trị sót sỏi đường mật trong gan.
Article Details
Các tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Quang Nam, Bùi Tuấn Anh, Lê Trung Hải (2020) Đánh giá kết quả nội soi tán sỏi qua đường hầm Kehr bằng điện thủy lực điều trị sót sỏi sau phẫu thuật nội soi sỏi đường mật mổ lại. Tạp chí Y - Dược học Quân sự số 9.
3. Bùi Tuấn Anh (2008) Nghiên cứu áp dụng kỹ thuật dẫn lưu mật xuyên gan qua da trong điều trị sỏi đường mật. Luận án Tiến sĩ y học, Học viện Quân y, Hà Nội.
4. Vũ Việt Đức, Lê Văn Thành, Trần Đức Quý (2020) Đánh giá kết quả điều trị sỏi đường mật trong gan bằng phẫu thuật nội soi và sử dụng ống mềm tán thủy lực qua ống nối mật da tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Tạp chí Y học Việt Nam tập 498.
5. Đặng Tâm, Lê Nguyên Khôi (2008) Đánh giá phương pháp lấy sỏi mật nội soi xuyên gan qua da. Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh tập 12.
6. Đặng tâm (2004) Xác định vai trò của phương pháp tán sỏi mật qua da bằng điện thủy lực. Luận án Tiến sỹ Y học. Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
7. Dương Xuân Lộc, Hoàng Trọng Nhật Phương, Hồ Văn Linh và cộng sự (2012) Hiệu quả tán sỏi điện thủy lực trong sỏi mật mổ lại. Tạp chí Gan mật Việt Nam, Tập 19, tr. 44-51.
8. Trần Vũ Đức, Lê Quan Anh Tuấn (2008) Kết quả sớm của nong đường mật qua nội soi đường hầm ống Kehr trong điều trị sỏi sót. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 12 (1), tr. 216-223.
9. Arya N, Nelles SE, Haber GB, Kim YI, Kortan PK (2004) Electrohydraulic lithotripsy in 111 patients: A safe and effective therapy for difficult bile duct stones. American Journal of Gastroenterology 99(12):2330-2334. doi: 10.1111/j.1572-0241.2004.40251.x.
10. Jeng KS (1992) Bile duct stents in the management of hepatolithiasis with long-segment intrahepatic biliary strictures. Br J Surg 79: 636-666.