Nghiên cứu biến đổi nồng độ L-FABP niệu ở bộ đội luyện tập cường độ cao

  • Nguyễn Hải Ghi Bệnh viện TWQĐ 108
  • Đỗ Thanh Hòa Bệnh viện TWQĐ 108
  • Lê Đức Duẩn Bệnh viện TWQĐ 108
  • Đậu Xuân Thành Bệnh viện TWQĐ 108
  • Tống Thị Thu Hằng Bệnh viện TWQĐ 108
  • Quách Xuân Hinh Bệnh viện TWQĐ 108
  • Nguyễn Ngọc Uyển Bệnh viện TWQĐ 108
  • Phạm Quang Trình Bệnh viện TWQĐ 108
  • Nguyễn Thái Cường Bệnh viện TWQĐ 108
  • Lê Xuân Dương Bệnh viện TWQĐ 108

Main Article Content

Keywords

L-FABP niệu, cường độ luyện tập, chức năng thận

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá sự biến đổi nồng độ L-FABP niệu sau luyện tập cường độ cao và mối liên quan với cường độ luyện tập. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, tiến cứu tại đơn vị X, các xét nghiệm được làm tại Bệnh viện TƯQĐ 108 từ tháng 01 năm 2022 đến tháng 12 năm 2022. Đối tượng nghiên cứu là bộ đội khỏe mạnh ≥ 18 tuổi, không có bệnh lý thận mạn tính. Đo lường các chỉ số lâm sàng, ure, creatinin máu, L-FABP niệu trước và sau luyện tập cường độ cao, sau đó đánh giá sự biến đổi nồng độ L-FABP niệu trước và sau luyện tập so với nồng độ ure và creatinin. Đồng thời xác định mối tương quan giữa nồng độ L-FABP niệu sau luyện tập với nồng độ ure, creatinin sau luyện tập và cường độ luyện tập. Kết quả: Tổng số 300 đối tượng được chọn vào nghiên cứu. Nồng độ L-FABP niệu sau luyện tập tăng cao hơn so với trước luyện tập có ý nghĩa thống kê (p<0,001). Không thấy mối tương quan giữa nồng độ L-FABP niệu sau luyện tập với nồng độ ure máu (p=0,76) và creatinin máu (p=0,163) sau luyện tập. Có mối tương quan thuận giữa nồng độ L-FABP niệu với cường độ luyện tập cao (r = 0,421; p<0,001). Kết luận: Có sự gia tăng nồng độ L-FABP niệu sau luyện tập cường độ cao. Có mối tương quan thuận giữa nồng độ L-FABP niệu sau luyện tập với cường độ luyện tập.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. MacIntosh BR, Murias JM, Keir DA, Weir JM (2021) What is moderate to vigorous exercise intensity?. Front Physiol 12: 682233.
2. Đặng Quốc Bảo và Lê Văn Nghị (2015) Sinh lý lao động quân sự. Quân đội nhân dân, tập 1. 138
3. Piercy KL, Troiano RP, Ballard RM, Carlson SA, Fulton JE, Galuska DA, George SM, Olson RD (2018) The Physical Activity Guidelines for Americans. JAMA 320(19): 2020-2028.
4. World Health Organization (2012) Global physical activity questionnaire (GPAQ) analysis guide. Geneva: World Health Organization: 1-22
5. Hewing B, Schattke S, Spethmann S, Sanad W, Schroeckh S, Schimke I, Halleck F, Peters H, Brechtel L, Lock J, Baumann G, Dreger H, Borges AC, Knebel F (2015) Cardiac and renal function in a large cohort of amateur marathon runners. Cardiovasc Ultrasound 13: 13.
6. Otani H, Kaya M, Tsujita J (2013) Effect of the volume of fluid ingested on urine concentrating ability during prolonged heavy exercise in a hot environment. J Sports Sci Med 12(1): 197-204.
7. Kamijo-Ikemori A, Kimura K (2022) Clinical utility of tubular markers in kidney disease: A narrative review. Journal of Laboratory and Precision Medicine 7:27.
8. Kosaki K, Kamijo-Ikemori A, Sugaya T, Kumamoto S, Tanahashi K, Kumagai H, Kimura K, Shibagaki Y, Maeda S (2020) Incremental short maximal exercise increases urinary liver-type fatty acid-binding protein in adults without CKD. Scand J Med Sci Sports 30(4): 709-715.
9. Kawakami S, Yasuno T, Kawakami S, Ito A, Fujimi K, Matsuda T, Nakashima S, Masutani K, Uehara Y, Higaki Y, Michishita R (2020) The moderate-intensity continuous exercise maintains renal blood flow and does not impair the renal function. Physiol Rep 10(15): 15420.
10. Kosaki K, Kamijo-Ikemori A, Sugaya T, Tanahashi K, Kumagai H, Sawano Y, Akazawa N, Ra SG, Kimura K, Shibagaki Y, Maeda S (2017) Relationship between exercise capacity and urinary liver-type fatty acid-binding protein in middle-aged and older individuals. Clin Exp Nephrol 21(5): 810-817.
11. Bộ Quốc Phòng (2023) Quy định tiêu chuẩn sức khỏe, khám sức khỏe cho các đối tượng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc Phòng, truy cập ngày 14-1-2024, tại web https://chinhphu.vn/?pageid=27160&docid =209184.
12. Piercy KL, Troiano RP, Ballard RM, Carlson SA, Fulton JE, Galuska DA, George SM, Olson RD (2018) The Physical Activity Guidelines for Americans. JAMA 320(19): 2020-2028.
13. Your lungs and exercise. Breathe (Sheff). 2016 12(1):97-100. doi: 10.1183/20734735.ELF121.
14. Goldberg TH, Finkelstein MS (1987) Difficulties in estimating glomerular filtration rate in the elderly. Arch Intern Med 147(8): 1430-1433.
15. Ullah M, Khan A, Jamil M, Iqbal Butt MZ, Ullah I, Zubair M, Saheem S, & Nasir H (2023) Impact of vigorous exercise on blood serum creatinine concentration among. THE THERAPIST (Journal of Therapies &Amp; Rehabilitation Sciences) 4(02): 33–36.
16. Poortmans JR (1984) Exercise and renal function. Sports Med 1(2): 125-53.
17. Khwaja A (2012) KDIGO clinical practice guidelines for acute kidney injury. Nephron Clin Pract 120(4): 179-84.
18. Noiri E, Doi K, Negishi K, Tanaka T, Hamasaki Y, Fujita T, Portilla D, Sugaya T (2009) Urinary fatty acid-binding protein 1: An early predictive biomarker of kidney injury. American journal of physiology-Renal physiology 296(4): 669-679.
19. Nakamura T, Sugaya T, Koide H (2009) Urinary liver-type Fatty Acid-Binding Protein in septic shock: Effect of polymyxin B-immobilized fiber hemoperfusion. SHOCK 31(5): 454-459.
20. Hiraki K, Kamijo-Ikemori A, Yasuda T, Hotta C, Izawa KP, Watanabe S, Sugaya T, Kimura K (2013) Moderate-intensity single exercise session does not induce renal damage. J Clin Lab Anal 27(3): 177-180.