Nghiên cứu một số chỉ số kích thước và sức căng trục dọc thất phải bằng siêu âm tim ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp

  • Nguyễn Duy Toàn Bệnh viện Quân y 103
  • Nguyễn Duy Toàn Bệnh viện Quân y 103
  • Phạm Phương Thảo Anh Bệnh viện Quân y 103

Main Article Content

Keywords

Hình thái thất phải, sức căng trục dọc thất phải, nhồi máu cơ tim cấp

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát đường kính ngang, đường kính dọc, độ dày thành tự do thất phải và sức căng trục dọc thất phải bằng siêu âm tim ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp. Đối tượng và phương pháp: 95 bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp (NMCT cấp) điều trị tại Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 3/2023 đến tháng 01/2024. Các chỉ số nghiên cứu đo theo khuyến cáo của Hội Siêu âm tim Hoa Kỳ năm 2015. Kết quả: Tuổi trung bình: 68,25 ± 12,07; nam giới chiếm tỉ lệ 70,59%; tỉ lệ bệnh nhân NMCT cấp có ST chênh lên là 73,68%. Đường kính thất phải trục ngang RVD1, RVD2; đường kính trục dọc RVD3; độ dày thành tự do thất phải (RVWT) lần lượt là 27,82 ± 5,71mm; 21,15 ± 4,88mm; 57,92 ± 11,27mm; 5,68 (5,35 - 6,88) mm. Đường kính ngang giữa thất phải (RVD2) ở nhóm động mạch thủ phạm RCA lớn hơn nhóm LAD và LCx (p<0,05). Giá trị trung bình sức căng trục dọc thành tự do (RVFWSL) và toàn bộ thất phải (RV4CSL) lần lượt là -17,82 ± 8,41% và -14,57 ± 6,82%. Sức căng trục dọc thất phải ở nhóm NMCT cấp có ST chênh lên giảm rõ rệt so với nhóm không có ST chênh lên (p=0,02 với RVFWSL và p=0,01 với RV4CSL); sức căng trục dọc thất phải giảm nặng nhất ở nhóm động mạch vành thủ phạm là LAD (RVFWSL; RV4CSL (%) lần lượt -12,1 (-16,5; -8,1) và -16,0 (-21,0, -10,1)), ít nhất ở nhóm LCx (RVFWSL; RV4CSL(%) lần lượt -17,7 (-24,8, -10,6) và -24,8 (-28,7;-14,7)) (p<0,05). Phân tích hồi quy tuyến tính cho thấy RVFWSL và RV4CSL tương quan nghịch mức độ vừa với EFBP (r= -0,403 và -0,483; p< 0,05) và tương quan thuận mức độ vừa với LV-GLS (r = 0,473 và 0,479; p<0,05). Kết luận: Đường kính ngang giữa thất phải (RVD2) ở nhóm động mạch thủ phạm RCA lớn hơn nhóm LAD và LCx. Sức căng trục dọc thất phải nhóm bệnh nhân nhồi máu cơ tim có ST chênh lên giảm rõ rệt so với nhóm không có ST chênh lên; sức căng trục dọc thất phải thấp nhất ở nhóm động mạch vành thủ phạm là LAD; cao nhất ở LCx. RV4CSL và RVFWSL tương quan nghịch mức độ vừa với phân suất tống máu thất trái Biplane (EFBP) và tương quan thuận mức độ vừa với sức căng trục dọc toàn bộ thất trái (LV-GLS).

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Ahmed A, Mahmoud AS, Essam MM et al (2019) Assessment of right ventricular function after successful revascualrization for acute anterior myocardial infarction without right ventricular infarction by echocardiography. Journal of the Saudi Heart Association 31(4): 261-268.
2 Abdelsabour M, Khaled S, Doaa AF (2021) Assessment of right ventricular function after acute myocardial infarction treated with primary percutaneous coronary intervention. Journal of Cardiovascular Diseases & Diagnosis: 8.
3 Roberto M Lang, Luigi PB, Victor MA et al (2015) Guidelines for the echocardiographic assessment of the right heart in adults: A report from the american society of echocardiography. American Society of Echocardiography Guidelines.
4 Trần Thị Hương, Khổng Nam Hương, Nguyễn Thị Bạch Yến (2019) Giá trị tiên lượng của thông số chức năng thất phải (TAPSE, E/E') trên siêu âm Doppler tim ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp đã được can thiệp động mạch vành qu da. Tim mạch học Việt Nam, tr. 90.
5 Anastasiou V, Daios S, Moisidis DV et al (2023) Right Ventricular Global Longitudinal Strain and Short-Term Prognosis in Patients With First Acute Myocardial Infarction. American Journal of Cardiology.
6 B. Grenne, T Dahlslett, M Uchto et al (2009) Acute coronary occlusion in non-ST-elevation acute coronary syndrome: outcome and early identification by strain echocardiography. BMJ Heart Journal.
7 Lohitashwa, Gandhi, Shah et al (2014) Echocardiographic assessment of right ventricularfunction in acute myocardial infarction. Indian Heart Journal.
8 Park SJ, Lee HS, Kim MS et al (2015) Impaired RV Global Longitudinal Strain is s Associated With Poor Long-Term outcomes in patients with inferior STEMI. Cardiovascular Imaging.