Giá trị tiên lượng và tiên lượng tử vong của thể tích tiểu cầu trung bình và tỷ lệ thể tích tiểu cầu trung bình trên số lượng tiểu cầu trong nhiễm khuẩn huyết

  • Nguyễn Thanh Bình Bệnh viện TWQĐ 108
  • Lê Nam Khánh Bệnh viện TWQĐ 108
  • Dương Thị Nga Bệnh viện TWQĐ 108
  • Thân Thị Phượng Bệnh viện TWQĐ 108
  • Trịnh Thị Lan Bệnh viện TWQĐ 108
  • Nguyễn Trung Kiên Bệnh viện Quân y 103

Main Article Content

Keywords

Thể tích tiểu cầu trung bình, nhiễm khuẩn huyết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nhằm đánh giá tính tương quan giữa thể tích tiểu cầu trung bình (MPV) và tỷ lệ thể tích tiểu cầu trung bình trên số lượng tiểu cầu (MPV/P) với khả năng dự báo tiên lượng điều trị và tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu chúng tôi bao gồm 60 bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết điều trị tại Trung tâm Hồi sức tích cực, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ tháng 6 năm 2023 đến tháng 01 năm 2024 và theo dõi trong 28 ngày. Bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết dựa trên tiêu chuẩn SEPSIS-3. Các chỉ số thu thập bao gồm MPV, tỉ lệ MPV/P được ghi nhận vào ngày 1, 2 và 3; đánh giá độ nặng nhiễm khuẩn huyết theo thang điểm SOFA và triệu chứng lâm sàng, và đánh giá kết cục điều trị với tỉ lệ tử vong trong vòng 28 ngày. Kết quả: Độ tuổi trung bình của bệnh nhân là 61,2 tuổi; nam giới chiếm 73,3%. Điểm cắt MPV ở ngày 1; 2 và 3 lần lượt là ≥ 9,36fL; ≥ 8,86fL và ≥ 8,76fL; tỷ lệ MPV/P lần lượt là ≥ 8,09; ≥ 4,03; và ≥ 3,86 là các dự báo tiên lượng tử vong trên bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết. Điểm cắt MPV ở ngày thứ 2 (9,76fL), ngày thứ 3 (8,46fL) và tỉ lệ MPV/P ở ngày thứ 1 (4,33), 2 (4,12) và 3 (5,96) là các yếu tố dự báo nguy cơ đánh giá mức độ nặng trên lâm sàng được đánh giá bằng sốc nhiễm khuẩn. Kết luận: MPV và tỉ lệ MPV/P là các chỉ báo có ý nghĩa về độ nặng nhiễm khuẩn huyết và tiên lượng tử vong. Các chỉ số này nên được ứng dụng trên lâm sàng như một công cụ với chi phí thấp trong tiên lượng điều trị nhiễm khuẩn huyết.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Singer M, Deutschman CS, Seymour CW et al (2016) The Third International Consensus Definitions for Sepsis and Septic Shock (Sepsis-3). JAMA 315(8): 801-810. doi: 10.1001/jama.2016.0287.
2. Machlus KR, Thon JN, Italiano JE Jr (2014) Interpreting the developmental dance of the megakaryo- cyte: A review of the cellular and molecular processes mediating platelet formation. Br J Haematol 165(2): 227-236. doi: 10.1111/bjh.12758.
3. Rolfes V, Ribeiro LS, Hawwari I et al (2020) Platelets fuel the inflammasome activation of innate immune cells. Cell Rep 31(6):107615. doi: 10.1016/j.celrep.2020.107615.
4. Miliotis S, Nicolalde B, Ortega M, Yepez J and Caicedo A (2019) Forms of extracellular mitochondria and their impact in health. Mitochondrion 48:16-30. doi: 10.1016/j.mito.2019.02.002.
5. Greco E, Lupia E, Bosco O, Vizio B, and Montrucchio G (2017) Platelets and multi-organ failure in sepsis. Int J Mol Sci 18(10):2200. doi: 10.3390/ijms18102200.
6. Yun SH, Sim EH, Goh RY, Park JI, and Han JY (2016) Platelet activation: The mechanisms and potential biomarkers. Biomed Res Int 2016:9060143. doi: 10.1155/2016/9060143.
7. Estrada-Escobar RA, Santilla ́n-Santos DA, and Merinos-Sa ́nchez G (2019) Volumen plaquetario medio como predictor de mortalidad en pacientes con sepsis y choque se ́ ptico en urgencias. Infectio 24(3): 162-168.
8. Djordjevic D, Rondovic G, Surbatovic M, Stanojevic I, Udovicic I, Andjelic T, Zeba S, Milosavljevic S, Stankovic N, Abazovic D, Jevdjic J, Vojvodic D (2018) Neutrophil-to-Lymphocyte Ratio, Monocyte-to-Lymphocyte Ratio, Platelet-to-Lymphocyte Ratio, and Mean Platelet Volume-to-Platelet Count Ratio as Biomarkers in Critically Ill and Injured Patients: Which Ratio to Choose to Predict Outcome and Nature of Bacteremia? Mediators Inflamm 2018:3758068. doi: 10.1155/2018/3758068.
9. Vardon-Bounes F, Gratacap MP, Groyer S, Ruiz S, Georges B, Seguin T, Garcia C, Payrastre B, Conil JM, Minville V (2019) Kinetics of mean platelet volume predicts mortality in patients with septic shock. PLoS One 14(10):e0223553. doi: 10.1371/journal.pone.0223553.
10. Tajarernmuang P, Phrommintikul A, Limsukon A, et al (2016) The role of mean platelet volume as a predictor of mortality in critically Ill patients: A systematic review and meta-analysis. Crit Care Res Pract 2016:4370834. doi: 10.1155/2016/4370834.
11. Ates S, Oksuz H, Dogu B, Bozkus F, Ucmak H, Yanıt F (2015) Can mean platelet volume and mean platelet volume/platelet count ratio be used as a diagnostic marker for sepsis and systemic inflammatory response syndrome?. Saudi Med J 36(10): 1186-1190. doi: 10.15537/smj.2015.10.10718.
12. Oh GH, Chung SP, Park YS, Hong JH, Lee HS, Chung HS, You JS, Park JW, Park I (2017) Mean platelet volume to platelet count ratio as a promising predictor of early mortality in severe sepsis. Shock 47(3): 323-330. https://doi.org/10.1097/SHK.0000000000718. PMID: 27504801.