Nghiên cứu tính đa hình đơn nucleotide của gen mã hoá TNF- và mối liên quan với một số chỉ số huyết học ở bệnh nhân viêm khớp vảy nến

  • Ngô Minh Vinh Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
  • Lý Thiên Phúc Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Main Article Content

Keywords

Viêm khớp vảy nến, đa hình đơn nucleotide, yếu tố hoại tử u alpha

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định tỷ lệ kiểu gen đa hình đơn nucleotide gen TNF-a (rs1799964 và rs1799724) và các chỉ số huyết học ở bệnh nhân viêm khớp vảy nến. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu bệnh-chứng tại Bệnh viện Da Liễu Thành phố Hồ Chí Minh (từ tháng 3/2023 đến tháng 11/2023) trên 43 bệnh nhân viêm khớp vảy nến và 43 bệnh nhân vảy nến mảng (nhóm chứng), bắt cặp theo độ tuổi và giới tính. Chẩn đoán viêm khớp vảy nến dựa theo tiêu chuẩn CASPAR. Các thông số huyết học được ghi nhận từ kết quả xét nghiệm của bệnh nhân. Xác định kiểu gen của đa hình đơn nucleotide gen TNF-a (rs1799964 và rs1799724) được thực hiện bằng kỹ thuật giải trình tự Sanger. Số liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS 25. Kết quả: Thời gian mắc bệnh trung bình của nhóm viêm khớp vảy nến cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm vảy nến mảng (p=0,035). Tỉ lệ xuất hiện kiểu gen TT của rs1799964 ở nhóm viêm khớp vảy nến cao hơn nhóm vảy nến mảng và ngược lại đối với kiểu gen CC của rs1799724, tuy nhiên sự khác biệt là không có ý nghĩa thống kê. Ở bệnh nhân viêm khớp vảy nến mang alen T của rs1799964 có chỉ số NLR cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm mang alen C. Kết luận: Ngoại trừ thời gian mắc bệnh, chưa ghi nhận sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về các đặc điểm dịch tễ, lâm sàng cũng như phân bố kiểu gen của hai đa hình đơn nucleotide (rs1799964 và rs1799724) giữa hai nhóm. Đồng thời, ghi nhận mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa kiểu alen của đa hình đơn nucleotide rs1799964 với chỉ số NLR ở nhóm bệnh nhân viêm khớp vảy nến.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Alinaghi F, Calov M, Kristensen LE, Gladman DD, Coates LC, Jullien D et al (2019) Prevalence of psoriatic arthritis in patients with psoriasis: A systematic review and meta-analysis of observational and clinical studies. Journal of the American Academy of Dermatology 80(1): 251-265.
2. Curry PDK, Morris AP, Barton A, Bluett J (2023) Do genetics contribute to TNF inhibitor response prediction in psoriatic arthritis? The pharmacogenomics journal 23(1): 1-7.
3. Sadafi S, Ebrahimi A, Sadeghi M, Emami Aleagha O (2023) Association between tumor necrosis factor-alpha polymorphisms (rs361525, rs1800629, rs1799724, 1800630, and rs1799964) and risk of psoriasis in studies following Hardy-Weinberg equilibrium: A systematic review and meta-analysis. Heliyon 9(7): 17552.
4. Zahorec R (2021) Neutrophil-to-lymphocyte ratio, past, present and future perspectives. Bratislavske lekarske listy 122(7): 474-488.
5. Kim DS, Shin D, Lee MS, Kim HJ, Kim DY, Kim SM, et al (20160 Assessments of neutrophil to lymphocyte ratio and platelet to lymphocyte ratio in Korean patients with psoriasis vulgaris and psoriatic arthritis. The Journal of dermatology 43(3): 305-310.
6. Yorulmaz A, Hayran Y, Akpinar U, Yalcin B (2020) Systemic immune-inflammation index (SII) predicts increased severity in psoriasis and psoriatic arthritis. Current health sciences journal 46(4): 352-357.
7. Taylor W, Gladman D, Helliwell P, Marchesoni A, Mease P, Mielants H (2006) Classification criteria for psoriatic arthritis: Development of new criteria from a large international study. Arthritis and rheumatism 54(8): 2665-2673.
8. Ocampo D V, Gladman D (2019) Psoriatic arthritis. F1000Res 8:F1000 Faculty Rev-1665. doi: 10.12688/f1000research.19144.1.
9. Reich K, Hüffmeier U, König IR, Lascorz J, Lohmann J, Wendler J et al (2007) TNF polymorphisms in psoriasis: association of psoriatic arthritis with the promoter polymorphism TNF*-857 independent of the PSORS1 risk allele. Arthritis and rheumatism 56(6): 2056-2064.
10. Wang Z, Kong L, Zhang H, Sun F, Guo Z, Zhang R, et al (2021) Tumor necrosis factor alpha -308G/A gene polymorphisms combined with neutrophil-to-lymphocyte and platelet-to-lymphocyte ratio predicts the efficacy and safety of Anti-TNF-α therapy in patients with ankylosing spondylitis, rheumatoid arthritis, and psoriasis arthritis. Frontiers in pharmacology 12: 811719.