Sự tương quan giữa nồng độ HBcrAg với HBV DNA ở bệnh nhân viêm gan mạn tính và xơ gan do nhiễm HBV

  • Trần Đăng Ninh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nghiêm Xuân Hoàn Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Đỗ Tuấn Anh Bệnh viện Quân y 103
  • Trương Ngọc Nam Bệnh viện Quân y 103
  • Bùi Tiến Sỹ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Lê Văn Nam Bệnh viện Quân y 103
  • Phạm Châu Bệnh viện Quân y 103
  • Đặng Thị Bích Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới Trung ương
  • Nguyễn Việt Hà Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Đăng Mạnh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

HBcrAg, HBV DNA, viêm gan B mạn, xơ gan

Tóm tắt

Giới thiệu: Việt Nam nằm trong khu vực có tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B (HBV) cao. Việc điều trị khỏi viêm gan B mạn (Chronic hepatitis B - CHB) còn khó khăn do sự tồn tại kéo dài của cccDNA trong gan, xuất hiện tái phát sau khi ngừng điều trị dù nồng độ HBV DNA đã đạt dưới ngưỡng phát hiện. Hepatitis B core-related antigen (HBcrAg) là một dấu ấn sinh học có mặt trong huyết thanh của những người bệnh đã được chứng minh hiệu quả trong theo dõi và tiên lượng điều trị các thể bệnh nhiễm HBV mạn tính. Nồng độ HBcrAg vẫn được phát hiện kéo dài, kể cả khi HBV DNA huyết thanh đã giảm xuống dưới ngưỡng phát hiện. Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy HBcrAg có nhiều ưu điểm trong theo dõi điều trị CHB và xơ gan (Liver cirrhosis - LC). Tại Việt Nam, chưa có nhiều nghiên cứu về HBcrAg. Mục tiêu: Đánh giá mối tương quan giữa nồng độ HBcrAg với tải lượng HBV DNA tương ứng trong huyết thanh ở hai nhóm nghiên cứu. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 172 bệnh nhân được chẩn đoán CHB, LC do nhiễm HBV khám và điều trị tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. HBcrAg được định lượng trên hệ thống lumipulse G1200 của hãng Fujirebio (Nhật Bản). Kết quả: Tương quan giữa nồng độ HBcrAg và HBV DNA ở hai nhóm CHB và LC là tương quan thuận với hệ số lần lượt là r = 0,551 và r = 0,649. Nồng độ HBcrAg là chỉ số giảm chậm hơn so với HBV DNA ở các bệnh nhân điều trị thuốc kháng virus. Kết luận: Có sự tương quan thuận giữa nồng độ HBcrAg và tải lượng HBV DNA. HBcrAg có thể là dấu ấn tốt hơn HBV DNA trong theo dõi điều trị kháng virus ở bệnh nhân viêm gan B mạn tính.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Hou J, Liu Z, Gu F (2005) Epidemiology and prevention of hepatitis B virus Infection. Int J Med Sci 2(1): 50-57.
2. Mak LY, Wong DKH, Cheung KS, Seto WK, Lai CL, Yuen MF (2018) Review article: Hepatitis B core-related antigen (HBcrAg): An emerging marker for chronic hepatitis B virus infection. Aliment Pharmacol Ther 47(1): 43-54.
3. Seto WK, Wong DKH, Fung J et al (2014) Linearized hepatitis B surface antigen and hepatitis B core-related antigen in the natural history of chronic hepatitis B. Clin Microbiol Infect 20(11): 1173-1180.
4. Trịnh Thị Quế, Phan Thanh Nguyên, Triệu Thùy Anh, Vũ Anh Tuấn, Bùi Văn Thưởng và Phạm Thiện Ngọc (2022) Nghiên cứu nồng đồ HBcrAg huyết tương trong theo dõi điều trị viêm gan virus B bằng thuốc Nucleot(s)ide analogues (NAS). Tạp chí Y Học Việt Nam tập 519 (số Chuyên đề), tr. 73-80.
5. Phạm Thị Thùy và Nguyễn Thị Vân Hồng (2022) Khảo sát sự thay đổi của HBcrAg trên người bệnh viêm gan B mạn trước và sau điều trị Tenofovir Disoproxil Fumarate 300mg. Tạp chí Y học Việt Nam; tập 521 (số 1), tr. 257-261.
6. Inoue T, Tanaka Y (2019) The Role of Hepatitis B core-related antigen. Genes 10(5): 357.
7. Testoni B, Lebossé F, Scholtes C et al (2019) Serum hepatitis B core-related antigen (HBcrAg) correlates with covalently closed circular DNA transcriptional activity in chronic hepatitis B patients. J Hepatol 70(4): 615-625.
8. Akuta N, Suzuki F, Kobayashi M et al (2014) Correlation between hepatitis B virus surface antigen level and alpha-fetoprotein in patients free of hepatocellular carcinoma or severe hepatitis: HBsAg and AFP. J Med Virol 86(1): 131-138.