Mối liên quan giữa đặc điểm lâm sàng của nấm móng với các chủng nấm gây bệnh
Main Article Content
Keywords
Tóm tắt
Mục tiêu: Nghiên cứu mối liên quan giữa đặc điểm lâm sàng bệnh nấm móng với định danh các chủng nấm gây bệnh. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 110 bệnh nhân được chẩn đoán xác định nấm móng bằng nuôi cấy nấm tại Bệnh viện Da Liễu Trung ương từ 8/2018 đến 7/2019. Kết quả: Trong số 110 bệnh nhân nấm móng, có 22 bệnh nhân (20%) nhiễm nấm sợi, 84 bệnh nhân (76,4%) nhiễm nấm men, và 4 bệnh nhân (3,6%) nhiễm nấm mốc. Trong số các chủng nấm phân lập được, C. krusei và C. albicans chiếm tỷ lệ cao nhất lần lượt là (40/110; 36,4%) và (27/110; 24,5%), tiếp đến là Trichopyton spp. (11/110; 10%). Tổn thương viêm quanh móng ở nhóm nhiễm nấm men cao hơn so với hai nhóm còn lại là nấm sợi và nấm mốc. Hình thái tổn thương bờ gần dưới móng gặp ở nhóm bệnh nhân nhiễm nấm men cao hơn nhóm nhiễm nấm sợi và nấm mốc (p=0,001). Tổn thuơng bề mặt móng gặp nhiều hơn ở nhóm nhiễm nấm sợi so với nhóm nhiễm nấm men và nấm mốc (p<0,0001). Vị trí nhiễm nấm ở móng ở tay hay móng chân cũng như triệu chứng cơ năng không khác biệt giữa 3 nhóm nấm men, nấm sợi và nấm mốc. Kết luận: Tỷ lệ bệnh nhân nấm móng bị nhiễm nấm men (76,4%) cao hơn nấm sợi và nấm mốc. Bệnh nhân nhiễm nấm men hay có tổn thương viêm quanh móng và vị trí tổn thương ở bờ dưới móng cao hơn nhóm nấm sợi và nấm mốc. Tổn thương bề mặt móng hay gặp ở nhóm bệnh nhân nhiễm nấm sợi hơn nhóm nhiễm nấm men và nấm mốc.
Article Details
Các tài liệu tham khảo
2. Phạm Văn Hiển (2010) Các bệnh nấm nông thường gặp. Da liễu học. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, tr. 99-101.
3. Nguyễn Thị Đào, Nguyễn Đức Thảo, Tăng Minh (1978) Bóc tách móng bằng Ure-plaste kết hợp với Griseofulvine trong điều trị nấm móng. Nội san da liễu, Tổng hội Y học Việt Nam. 89(4), tr. 45-50.
4. Nguyễn Thị Đào (1972) Ảnh hưởng pH da trong phát sinh, phát triển bệnh nấm. Nội san Da liễu, Tổng hội Y học Việt Nam.
5. Roberts DT, Evans EG, Allen BR (1998) Nail structure, yeast, candida infection. Fungal infection of the nail, M. Mosby - Wolfe, U.K: 28-68.
6. Faergemann J and Baran R (2003) Epidemiology, clinical presentation and diagnosis of onychomycosis. Br J Dermatol 149(65): 1-4.
7. Võ Đông Xuân (2013) Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, một số yếu tố liên quan và giá trị của các xét nghiệm trực tiếp phát hiện nấm móng. Luận án. Trường Đại học Y Hà Nội.
8. Gupta AK, Jain HC, Lynde CW, Macdonald P, Cooper EA, Summerbell RC (2000) Prevalence and epidemiology of onychomycosis in patients visiting physicians’ offices: A multicenter Canadian survey of 15,000 patients. J Am Acad Dermatol 43(2-1): 244-248. doi:10.1067/mjd.2000.104794.
9. Agarwalla, Agrawal S and Khanal B (2006) Onychomycosis in eastern Nepal. Nepal Med Coll J 8(4): 215-219.
10. Diongue K, Ndiaye M, Seck MC, Diallo MA, Badiane AS, Ndiaye D (2017) Onychomycosis caused by Fusarium spp. In Dakar, Senegal: epidemiological, clinical, and mycological study. Dermatology Research and Practice 2017:1268130. doi: 10.1155/2017/1268130.
11. Garg A, Venkatesh V, Singh M et al (2004) Onychomycosis in central India: A clinicoetiologic correlation. Int J Dermatol 43(7): 498-502.
12. Aghamirian R and Ghiasian SA (2010) Onychomycosis in Iran: Epidemiology, causative agents and clinical features. Nihon Ishinkin Gakkai Zasshi 51(1): 23-29.
13. Kim DM, Suh MK and Ha GY (2013) Onychomycosis in children: an experience of 59 cases. Ann Dermatol 25(3): 327-334.