So sánh kết quả điều trị bệnh nấm móng tay bằng uống terbinafine liều hàng ngày và liều xung tại Bệnh viện Da liễu Trung ương

  • Đỗ Thị Thu Hiền Bệnh viện Da liễu Trung ương
  • Hoàng Thị Ngọc Lý Bệnh viện Da liễu Trung ương
  • Trần Thị Thu Huệ Đại học Y Hà Nội

Main Article Content

Keywords

Nấm móng tay, lâm sàng, cận lâm sàng, terbinafine, nilocin

Tóm tắt

Mục tiêu: So sánh hiệu quả điều trị nấm móng tay bằng uống terbinafine liều hàng ngày và liều xung. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, thử nghiệm lâm sàng có đối chứng so sánh. Sáu mươi bệnh nhân nấm móng tay được chia thành hai nhóm. Nhóm 1 gồm 30 bệnh nhân (18 nam, 12 nữ) được điều trị bằng uống terbinafine 250mg/ngày trong 12 tuần. Nhóm 2 gồm 30 bệnh nhân (17 nam, 13 nữ) được điều trị bằng uống terbinafine 500mg/ngày, mỗi 4 tuần uống 7 ngày (uống 1 tuần, nghỉ 3 tuần) ´ 12 tuần. Bệnh nhân ở cả 2 nhóm đều được dùng thuốc uống bổ gan và bôi tại chỗ bằng nilocin. Các bệnh nhân được khám lâm sàng, đánh giá mức độ bệnh, mức độ cải thiện các triệu chứng lâm sàng vào các tuần 4, 8, 12. Kết quả và kết luận: Sau 12 tuần điều trị bằng terbinafine liều hàng ngày tỉ lệ khỏi trên xét nghiệm là 90%, tỉ lệ khỏi trên lâm sàng là 66,7%. Trong khi đó, tỉ lệ này ở nhóm uống terbinafine liều xung là 83,3% và 56,7% (sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê). Tác dụng không mong muốn của terbinafine nhẹ và ít gặp: 3,3% ở nhóm dùng hàng ngày và 6,7% ở nhóm dùng liều xung, chủ yếu là biểu hiện tiêu hóa, đau đầu, tự hết mà không cần điều trị, không phải bỏ thuốc.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Murray SC and Dawber RP (2002) Onychomycosis of toenails: orthopaedic and podiatric considerations. Australas J Dermatol 43(2): 105-112.
2. Nguyễn Thị Đào và Nguyễn Đức Thảo (1978) Bóc tách móng bằng Ure-plaste kết hợp với Griseofulvine trong điều trị nấm móng. Nội san da liễu 89(4), tr. 45-50.
3. Lê Hữu Doanh (2017) Các bệnh nấm nông. Bệnh học Da liễu 1, Nhà xuất bản Y học, tr. 287-306.
4. Ameen M, Lear JT, Madan V et al (2014) British Association of Dermatologists' guidelines for the management of onychomycosis. Br J Dermatol 171(5): 937-958.
5. Grover C, Bansal S, Nanda S et al (2007) Combination of surgical avulsion and topical therapy for single nail onychomycosis: A randomized controlled trial. Br J Dermatol 157(2): 364-368.
6. Carney C, Tosti A, Daniel R et al (2011) A new classification system for grading the severity of onychomycosis: Onychomycosis Severity Index. Arch Dermatol 147(11): 1277-1282.
7. Darkes MJM, Scott LJ, Goa KL (2003) Terbinafine: A review of its use in onychomycosis in adults. Am J Clin Dermatol 4: 39-65.
8. Hassan HM, Osman AM and El-Moselhy EA (2008) The treatment of onychomycosis by oral terbinafine: the efficacy and adverse events. The Egyptian J of Hospital Medicine 30: 70-77.
9. Tosti A, Piraccini BM, Stinchi C (1996) Treatment of dermatophyte nail infections: an open randomized study comparing intermittent terbinafine therapy with continuous terbinafine treatment and intermittent itraconazole therapy. J Am Acad Dermatol 34(4): 595-600.
10. Pavlotsky F, Armoni G, Shemer A (2004) Pulsed versus continuous terbinafine dosing in the treatment of dermatophyte onychomycosis. J Dermatolog Treat 15(5): 315-320.
11. Gupta AK, Paquet M, Simpson F, Tavakkol A (2013) Terbinafine in the treatment of dermatophyte toenail onychomycosis: A meta-analysis of efficacy for continuous and intermittent regimens. J Eur Acad Dermatol Venereol 27: 267-272.
12. Gupta AK, Ryder JE, Lynch LE, Tavakkol A (2005) The use of terbinafine in the treatment of onychomycosis in adults and special populations: A review of the evidence. J Drugs Dermatol 4: 302-308.