Nghiên cứu ảnh hưởng của thiếu cơ trên tiên lượng ngắn hạn ở bệnh nhân cao tuổi suy tim mạn tính

  • Nguyễn Văn Tân Đại Học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh
  • Bàng Ái Viên Đại Học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh
  • Nguyễn Thị Mai Hậu Bệnh viện Đa Khoa Vĩnh Long

Main Article Content

Keywords

Thiếu cơ, suy tim mạn tính, tái nhập viện, bệnh nhân cao tuổi

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định tỉ lệ tử vong, tái nhập viện sau 3 tháng ở bệnh nhân cao tuổi mắc suy tim mạn tính có kèm thiếu cơ. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả và theo dõi dọc trên bệnh nhân từ 60 tuổi trở lên được chẩn đoán suy tim mạn tính và xuất viện từ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Thống Nhất Thành phố Hồ Chí Minh và Khoa Nội tim mạch, Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Long từ tháng 9 năm 2021 tới tháng 5 năm 2022. Thiếu cơ được chẩn đoán theo tiêu chuẩn của Nhóm Chuyên gia châu Á 2019 (2019 Asian Working Group for Sarcopenia). Kết quả: Nghiên cứu gồm 387 bệnh nhân cao tuổi suy tim mạn tính, tuổi trung bình là 74,6 tuổi; nữ chiếm 54,8% và nam là 45,2%. Tỉ lệ thiếu cơ là 48,1%. Trong thời gian 3 tháng theo dõi thì tỉ lệ tái nhập viện ở nhóm thiếu cơ cao hơn có ý nghĩa so với nhóm không thiếu cơ (22% so với 10,6%; RR 2,54; p<0,001), trong khi tỉ lệ tử vong khác biệt không có ý nghĩa thống kê (3,4% so với 2,8%; p=0,54) giữa hai nhóm. Kết luận: Tỉ lệ thiếu cơ ở bệnh nhân cao tuổi suy tim mạn tính tương đối cao. Thiếu cơ là yếu tố nguy cơ độc lập làm tăng tỉ lệ tái nhập viện 3 tháng sau xuất viện.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Curcio F, Testa G, Liguori I et al (2020) Sarcopenia and heart failure. Nutrients 12(1): 211.
2. Van Ancum JM, Pijnappels M, Jonkman NH et al (2018) Muscle mass and muscle strength are associated with pre-and post-hospitalization falls in older male inpatients: A longitudinal cohort study. BMC Geriatr 8(1): 116.
3. Ponikowski P, Voors A, Anker S et al (2016) ESC Guidelines for the diagnosis and treatment of acute and chronic heart failure: The Task Force for the diagnosis and treatment of acute and chronic heart failure of the European Society of Cardiology (ESC). Developed with the special contribution of the Heart Failure Association (HFA) of the ESC. European Heart Journal 37: 2129-2200.
4. Huỳnh Trung Sơn (2017) Đánh giá nguy cơ suy dinh dưỡng trên bệnh nhân cao tuổi nhập viện bằng công cụ MNA-SF. Luận văn bác sĩ nội trú Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh.
5. Chen LK, Woo J, Assantachai P et al (2020) Asian working group for sarcopenia: 2019 consensus update on sarcopenia diagnosis and treatment. J Am Med Dir Assoc Mar 21(3): 300-307.e2.
6. Zhao W, Lu M, Wang X, et al (2021) The role of sarcopenia questionnaires in hospitalized patients with chronic heart failure. Aging Clin Exp Res 33(2): 339-344.
7. Attaway A, Bellar A, Faty Dieye F, Wajda D, Dasarathy S (2021) Clinical impact of compound sarcopenia in hospitalized older adult patients with heart failure. J Am Geriatr Soc 69(7): 18151825.
8. Heidenreich PA, Bozkurt B, Aguilar D et al (2022) AHA/ACC/HFSA guideline for the management of heart failure: a report of the American College of Cardiology/American Heart Association Joint Committee on Clinical Practice Guidelines. Circulation 145: 895–1032.
9. Konishi M, Kagiyama N, Kamiya K, Saito H, Saito K et al (2020) Impact of sarcopenia on prognosis in patients with heart failure with reduced and preserved ejection fraction. Eur J Prev Cardiol 28(9): 1022-1029.
10. Lopez PD, Nepal P, Akinlonu A, Nekkalapudi D, Kim K, Cativo EH, Pekler G (2019) Low skeletal muscle mass independently predicts mortality in patients with chronic heart failure after an acute hospitalization. Cardiology 142(1): 28-36.