Chỉ số tim-cổ-chân và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân bệnh động mạch vành mạn tính

  • Lê Văn Dũng Bệnh viện Đa khoa Đức Giang
  • Phạm Nguyên Sơn Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Phạm Trường Sơn Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Đỗ Văn Chiến Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Đào Chiến Thắng Bệnh viện Đa khoa Đức Giang

Main Article Content

Keywords

Chỉ số tim-cổ-chân, động mạch vành mạn tính, tim mạch

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm chỉ số tim-cổ-chân (Cardio-ankle Vascular Index - CAVI) và mối liên quan với một số yếu tố lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân bệnh động mạch vành mạn tính (BMVMT) hay hội chứng động mạch vành mạn tính (theo ESC - 2019). Đối tượng và phương pháp: Đối tượng nghiên cứu gồm 222 bệnh nhân điều trị nội trú tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang - Hà Nội, được chia làm 2 nhóm gồm nhóm bệnh, gọi tắt là BMVMT (+) là nhóm có hẹp động mạch vành có ý nghĩa (hẹp ≥ 50% đường kính lòng mạch) và nhóm chứng chứng, goi tắt là BMVMT (-), là nhóm hẹp động mạch vành không có ý nghĩa (hẹp < 50% đường kính lòng mạch). Các thông tin được thu thập bao gồm: Tuổi, giới, tiền sử yếu tố nguy cơ tim mạch, đặc điểm lâm sàng, thông số huyết học, sinh hóa máu, điện tim, siêu âm tim, kết quả CAVI (bên phải và bên trái), đánh giá nguy cơ tim mạch theo điểm Framingham. Hệ số tương quan Pearson (r) được sử dụng để đánh giá tương quan giữa CAVI với các biến định lượng. Kết quả: CAVI trung bình của nhóm BMVMT (+) là 9,20 ± 0,80, cao hơn có ý nghĩa so với nhóm BMVMT(-) là 8,48 ± 0,63 với p<0,001. CAVI tương quan thuận, yếu nhưng có ý nghĩa với huyết áp tâm thu (HATTh) (r=0,263 với p=0,001), điểm Framingham (r=0,355 với p<0,001), xác suất bệnh động mạch vành tiền nghiệm (PTP) (r=0,214 với p=0,007) và số lượng kết hợp các yếu tố nguy cơ (r=0,188 với p=0,017) ở nhóm BMVMT (+) nhưng không tương quan có ý nghĩa ở nhóm BMVMT (-). CAVI tăng có ý nghĩa ở bệnh nhân có tăng huyết áp (9,25 ± 0,77 so với 8,87 ± 0,82, p=0,039). CAVI tương quan nghịch, yếu nhưng có ý nghĩa với eGFR ở nhóm BMVMT (-) (r= -0,210 với p=0,045). Kết luận: CAVI trung bình của nhóm BMVMT (+) tăng cao hơn so với nhóm chứng. Các yếu tố liên quan bao gồm HATTh, tăng huyết áp, điểm Framingham và eGFR.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Tanaka H, Munakata M, Kawano Y et al (2009) Comparison between carotid-femoral and brachial-ankle pulse wave velocity as measures of arterial stiffness. Journal of hypertension 27(10): 2022-2027.
2. Takata М, Shimakura А (2009) Principle role of the cardio-ankle vascular index in the assessment of vascular function. From bench to bedside: CAVI as a novel indicator of vascular function: 2-15.
3. Knuuti J, Wijns W, Saraste A et al (2019) 2019 ESC Guidelines for the diagnosis and management of chronic coronary syndromes: The Task Force for the diagnosis and management of chronic coronary syndromes of the European Society of Cardiology (ESC). Eur Heart J 41(3): 417-418.
4. Nghiêm Thu Thảo, Phạm Thị Hồng Thi (2019) Chỉ số tim - mạch cổ chân (CAVI) ở bệnh nhân bệnh động mạch vành tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Tạp chí Tim mạch học Việt Nam, (90), tr. 141-147.
5. Shirai M, Song M, Suzuki J et al (2011) Contradictory effects of beta1- and alpha1- aderenergic receptor blockers on cardio-ankle vascular stiffness index (CAVI) - CAVI independent of blood pressure. J Atheroscler Thromb 18(1): 49-55.
6. Shirai K, Utino J, Otsuka K et al (2006) A novel blood pressure-independent arterial wall stiffness parameter; cardio-ankle vascular index (CAVI). J Atheroscler Thromb 13(2): 101-107.
7. Takaki A, Ogawa H, Wakeyama T et al (2008) Cardio-ankle vascular index is superior to brachial-ankle pulse wave velocity as an index of arterial stiffness. Hypertens Res 31(7): 1347-1355.
8. Izuhara M, Shioji K Kadota S et al (2008) Relationship of cardio-ankle vascular index (CAVI) to carotid and coronary arteriosclerosis. Circ J 72(11): 1762-1767.