Kiến thức về tự khám vú của phụ nữ đến khám phụ khoa tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 năm 2023

  • Nguyễn Thị Kim Thu Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Thị Tuyến Trường Đại học Thăng Long
  • Nguyễn Thị Liên Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Thị Thanh Thuý Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Thị Thuỳ Linh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Thị Thoa Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Lê Thị Mai Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Trần Ánh Tuyết Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Kiến thức, tự khám vú, ung thư vú

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả kiến thức tự khám vú và khám phát hiện bệnh ung thư vú của phụ nữ đến khám phụ khoa tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 năm 2023. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 385 phụ nữ đến khám phụ khoa tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 trong giai đoạn từ tháng 3 đến tháng 10 năm 2023. Kết quả: Có 41,8% người có kiến thức chung về phòng bệnh ung thư vú, 43,9% người có kiến thức chung về tự khám vú, 44,4% người có kiến thức chung về khám vú lâm sàng, 41,6% người có hiểu biết chung về vai trò của chụp X-quang vú, 67,5% người xử lý đúng các tình huống liên quan tới ung thư vú và 37,1% người có kiến thức đúng về động tác khám vú theo 5 bước.
Kết luận: Kiến thức về tự khám vú và khám phát hiện bệnh ung thư vú của phụ nữ còn hạn chế, cần đẩy mạnh truyền thông giáo dục sức khỏe về bệnh tới cộng đồng.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Bùi Thị Duyên (2018) Kiến thức, thái độ và thực hành phát hiện sớm ung thư vú và một số yếu tố liên quan của phụ nữ từ 20-49 tuổi tại xã Cẩm Giang, Huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa năm 2017.
Luận văn Thạc sỹ Y tế công cộng, Trường Đại học Y Hà Nội, 2018.
2. Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Thị Kim Ngân, Trần Vũ (2008) Một số yếu tố liên quan đến hành vi tự khám vú tại nhà ở phụ nữ độ tuổi 15-49 tại xã Hưng Đạo, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương. Tạp chí Y tế
công cộng, tr. 38-43.
3. Đỗ Quang Tuyển (2021) Đánh giá hiệu quả truyền thông về phòng và phát hiện sớm bệnh ung thư vú ở một số doanh nghiệp tại Hà Nội và thành phố
Hồ Chí Minh. Luận văn Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
4. Abolfotouh MA, BaniMustafa AA, Mahfouz AA,
Al-Assiri MH, Al-Juhani AF, Alaskar AS (2015) Using the health belief model to predict breast self examination among Saudi women. BMC Public Health 15(1): 1163.doi:10.1186/s12889-015-2510-y.
5. Abu SA, Ahmadian M, and Latiff LA (2015) Insufficient Knowledge of Breast Cancer Risk Factors Among Malaysian Female University Students. Glob J Health Sci 8(1): 277-285.
6. Jirojwong S and MacLennan R (2003) Health beliefs, perceived self-efficacy, and breast self examinationamong Thai migrants in Brisbane. Journal of Advanced Nursing 41(3): 241-249.
7. Kassa R, Wakjara H, Gebremariam M, Tullu S, Shehissa N (2017) Breast cancer knowledge and breast seft-examination practice among female student in Rift Valley University, Adama campus. Adama J Women’s Heathy Care.
8. Salman AA, Abass BR (2015) Breast Cancer: Knowledge, Attitudes and Practices of Female Secondary Schooltechers and Students in Samarra City.
Iraqi Journal of Cancer and Medical Genetics: 52-59.