Kết quả điều trị viêm bể thận cấp mức độ nặng do sỏi niệu quản bằng phương pháp dẫn lưu thận qua da dưới hướng dẫn của siêu âm tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

  • Phạm Văn Thương Trường Đại học Y Dược Hải Phòng
  • Hoàng Hữu Đoàn Trường Đại học Y Dược Hải Phòng
  • Vũ Ngọc Sơn Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Dẫn lưu thận qua da, viêm bể thận cấp, sỏi niệu quản

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị viêm bể thận cấp mức độ nặng do sỏi niệu quản bằng phương pháp dẫn lưu thận qua da tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu 50 bệnh nhân được dẫn lưu thận qua da điều trị viêm bể thận cấp mức độ nặng do sỏi niệu quản tại Trung tâm Tiết niệu - nam khoa, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ tháng 10/2020 đến tháng 6/2022. Kết quả: Tuổi trung bình 60,8 ± 11,6 (tuổi), hay gặp sốt cao rét run chiếm 92%, viêm bể thận độ 4 và độ 5 chiếm 76%. Tỷ lệ thành công 100%, 92% bệnh nhân cải thiện lâm sàng ngày thứ nhất sau dẫn lưu. Kết luận: Dẫn lưu thận qua da là một phương pháp đơn giản, an toàn và hiệu quả cho điều trị viêm bể thận cấp mức độ nặng do sỏi niệu quản.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Hội Tiết niệu thận học Việt Nam (2013) Nhiễm khuẩn huyết từ nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Hướng dẫn điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở Việt Nam, tr. 61-72.
2. Oredin-McCoy O, Goldsmith ZG, Gerber L et al (2013) Emergent ureteric stent vs percutaneous nephrostomy for obstructive urolithiasis with sepsis: Patterns of use and outcomes from a 15 year experience. BJU Int 115(5): 31-34.
3. Tiselius HG, Preminger GM, Assimos DG et al (2007) Guideline for the management of ureteral calculi. J Urol 178: 2418-34.
4. Torres VE, Gloor JM et al (1995) Reflux and Obstructive Nephropathy. Nihon Rinsho 53(8): 2019-2026.
5. Bjerklund TE, Johansen MG, Botto H (2013) Guidelines on Urological Infections, urological infections. Limited update march: 13-14.
6. Trần Hữu Toàn, Ngô Xuân Thái (2021) Giá trị của điểm số qSOFA, SOFA trong chẩn đoán và kết quả điều trị nhiễm khuẩn huyết và choáng nhiễm khuẩn ở bệnh nhân bế tắc đường tiết niệu trên. Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế. Số đặc biệt tháng 01/2021.
7. Khoo KSM, Lim ZY, Chai CY et al (2020) Management of acute pyelonephritis in the emergency department observation unit. BMJ 10(1): 21.
8. Lê Đình Đạm (2021) Nghiên cứu điều trị nhiễm khuẩn ở bệnh nhân tắc nghẽn đường tiết niệu trên do sỏi. Luận án Tiến sĩ Y học.
9. Xu RY, Liu HW, Liu JL et al (2014) Procalcitonin and Creactive protein in urinary tract infection diagnosis. BMC Urol 14(2): 45.