Mô tả đặc điểm lâm sàng và đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi các khối u, nang lành tính vùng hạ họng thanh quản bằng Coblator II

  • Nguyễn Việt Hưng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Đào Trọng Tuấn Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Đoàn Hồng Anh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Trung Việt Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Thế Trọng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Hồ Chí Thanh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

U, nang hạ họng thanh quản, Coblator II, phẫu thuật nội soi thanh quản

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi điều trị các khối u, nang lành tính vùng hạ họng thanh quản bằng Coblator II. Đối tượng và phương pháp: 83 bệnh nhân có u, nang hạ họng thanh quản được phẫu thuật nội soi lấy tổn thương bằng Coblator II tại Bệnh viện TƯQĐ 108 từ tháng 01/2019 đến tháng 12/2022. Phương pháp nghiên cứu tiến cứu mô tả từng trường hợp có can thiệp. Kết quả: Nam/nữ ≈ 2,0, tuổi trung bình 49,06 ± 11,39, yếu tố nguy cơ hay gặp là viêm họng mạn (86,8%) và hội chứng trào ngược dạ dày họng (75,9%), nuốt vướng là triệu chứng thường gặp nhất với 86,7%, tổn thương hay gặp nhất là nang thanh thiệt chiếm 60,2%, thời gian phẫu thuật dưới 30 phút chiếm 86,7%, lượng máu mất dưới 5ml chiếm 78,3%, chủ yếu đau mức độ nhẹ hoặc không đau (78,3% ở ngày thứ nhất và 98,8% ở ngày thứ 7), thời gian nằm viện trung bình 5,95 ngày, biến chứng sau mổ:
3 trường hợp chảy máu mức độ nhẹ, 3 trường hợp nhiễm trùng hốc mổ, 6 trường hợp tái phát sau 3-6 tháng. Kết luận: Coblator là phương pháp an toàn giúp kiểm soát chảy máu, giảm mức độ đau, hồi phục nhanh, ít biến chứng, bệnh nhân ra viện sớm.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Lương Thị Minh Hương (2012) Đánh giá kết quả u nhú thanh quản người lớn bằng phương pháp nội soi vi phẫu tại Bệnh viện Tai Mũi Họng TW. Tạp chí Tai Mũi Họng (57-12), tr. 50-54
2. Tống Xuân Thắng, Nguyễn Thanh Bình (2015)
Một số đặc điểm dịch tễ học lâm sàng và hình thái tổn thương trên nội soi của u hạt thanh quản.
Tạp chí Tai Mũi Họng (60-26), tr. 17-22.
3. Balasubramanian Thiagarajan (2016) Use of Coblation Technology In Otolaryngology. Otolaryngology Online.
4. Sun BC, Dai ZY, Han ZL, Wang F, Yang SZ, Han JH, Chen MM, Ye BZ, Yan QH, Zhou CY (2014) Clinical effect analysis of microscopic surgery for epiglottis cysts with coblation. Indian Journal of Otolaryngology and Head & Neck Surgery 66(3): 267-271.
5. Berger G, Averbuch E, Zilka K, Berger R, Ophir D (2008) Adult vallecular cyst: Thirteen-year experience. Otolaryngol Head Neck Surg 138(3): 321-327.
6. Lee DH, Yoon TM, Lee JK, Lim SC (2015) Clinical characteristics and surgical treatment outcomes of vallecular cysts in adults. Acta Otolaryngol: 1-4.
7. Singhal SK, Verma H, Dass A, & Punia R (2014) Vallecular cysts in adult population: Ten year experience. Nepalese Journal of ENT Head and Neck Surgery 3(2): 5-7.
8. Martins RHG, Dias NH, Soares CSP, Gramuglia ACJ (2019) Treatment of Laryngeal Granulomas. Int Arch Otorhinolaryngol: 322-324.
9. Awad R, Shamil E, Aymat-Torrente A, Gibbins N, Harris S (2019) Management of laryngeal papilomatosis using coblation: another option of surgical intervention. Eur Arch Otorhinolaryngol 276(3): 793-800.