Đánh giá kết quả sớm của phẫu thuật cắt khối tá tụy có ứng dụng miệng nối tuỵ hỗng tràng theo Blumgart cải biên
Main Article Content
Keywords
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm kỹ thuật miệng nối tụy - hỗng tràng theo Blumgart cải biên và đánh giá kết quả sớm của phẫu thuật cắt khối tá tụy có ứng dụng miệng nối tụy - hỗng tràng theo Blumgart cải biên. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả tiến cứu, thực hiện trên những bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật cắt khối tá tụy, và có ứng dụng miệng nối tụy - hỗng tràng theo Blumgart cải biên từ tháng 01 năm 2023 đến tháng 01 năm 2024. Kết quả: 66 trường hợp được cắt khối tá tụy có ứng dụng miệng nối Blumgart cải biên với độ tuổi trung bình là 58,6 ± 11,5 tuổi. Bệnh lý ác tính vùng quanh bóng Vater là chủ yếu chiếm 78,8%, cùng với đó triệu chứng lâm sàng đặc trưng là vàng da (80,9%). Số lượng mũi khâu lớp trong miệng nối ống tụy - niêm mạc hỗng tràng chủ yếu là 8 mũi (90,9%); nhu mô tụy mềm là 68,2% và nhu mô tụy xơ hóa chiếm 31,8%; ống tụy giãn (> 3mm) là 53,0%, sử dụng dao cắt lạnh 100%; dẫn lưu trong ống tụy 56,1%. Thời gian phẫu thuật trung bình là 234,4 ± 47,3 phút (160 - 420 phút), thời gian nằm viện sau mổ trung bình là 13,5 ± 6,6 ngày (7-38 ngày), tử vong sau phẫu thuật ghi nhận
2 trường hợp (3,0%). Các biến chứng sau mổ hay gặp bao gồm: Rò tụy mức độ B và C (7,6%), chảy máu sau mổ và nhiễm trùng vết mổ (7,6%), chậm lưu thông dạ dày ruột (6,1%). Kết luận: Kỹ thuật thực hiện miệng nối tụy-hỗng tràng theo Blumgart cải biên dễ làm, an toàn và hiệu quả. Giảm tỷ lệ biến chứng rò tụy mức độ B, C và biến chứng kèm theo sau phẫu thuật khác, từ đó giảm thời gian nằm viện.
Article Details
Các tài liệu tham khảo
A multi-institutional external validation of the fistula risk score for pancreatoduodenectomy.
J Gastrointest Surg 18(1): 172-179; discussion
179-80. doi: 10.1007/s11605-013-2337-8.
2. Grobmyer SR, Kooby D, Blumgart LH, Hochwald SN (2010) Novel pancreaticojejunostomy with a low rate of anastomotic failure-related complications.
J Am Coll Surg 210(1): 54-9. doi: 10.1016/j.jamcollsurg.2009.09.020.
3. Hồ Văn Linh, Đặng Quốc Ái (2023) Kỹ thuật tái lập lưu thông tụy-hỗng tràng kiểu Blumgart cải tiến sau phẫu thuật cắt đầu tụy tá tràng. Tạp chí Y học
Việt Nam Số 1, tr. 169-173.
4. Kojima T, Niguma T, Watanabe N, Sakata T, Mimura T (2018) Modified Blumgart anastomosis with the “complete packing method” reduces the incidence of pancreatic fistula and complications after resection of the head of the pancreas. Am J Surg 216(5): 941-948. doi: 10.1016/j.amjsurg.2018.03.024.
5. Katayama H, Kurokawa Y, Nakamura K, Ito H, Kanemitsu Y, Masuda N, Tsubosa Y, Satoh T, Yokomizo A, Fukuda H, Sasako M (2016) Extended Clavien-Dindo classification of surgical complications: Japan Clinical Oncology Group postoperative complications criteria. Surg Today 46(6): 668-685.
6. Bassi C, Marchegiani G, Dervenis C et al (2017) The 2016 update of the International Study Group (ISGPS) definition and grading of postoperative pancreatic fistula: 11 years after. Surgery 161(3): 584-591.
7. Satoi S, Yamamoto T, Yanagimoto H, Yamaki S, Kosaka H, Hirooka S, Kotsuka M, Ryota H, Michiura T, Inoue K, Matsui Y (2019) Does modified Blumgart anastomosis without intra-pancreatic ductal stenting reduce post-operative pancreatic fistula after pancreaticojejunostomy? Asian J Surg 42(1): 343-349.
8. Özşay O, Aydın MC (2022) Effect of modified blumgart anastomosis on surgical outcomes after pancreaticoduodenectomy. Turk J Gastroenterol 33(2): 119.
9. Lai EC, Lau SH, Lau WY (2009) Measures to prevent pancreatic fistula after pancreatoduodenectomy: A comprehensive review. Arch Surg 144(11):
1074-1080.
10. Fujii T, Sugimoto H, Yamada S, Kanda M, Suenaga M, Takami H, Hattori M, Inokawa Y, Nomoto S, Fujiwara M, Kodera Y (2014) Modified Blumgart anastomosis for pancreaticojejunostomy: technical improvement in matched historical control study.
J Gastrointest Surg 18: 1108-1115.