Đánh giá kết quả phẫu thuật cắt đại tràng nội soi điều trị ung thư đại tràng phải và một số yếu tố liên quan
Main Article Content
Keywords
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá kết quả trong mổ và sau mổ của phẫu thuật nội soi (PTNS) điều trị ung thư đại tràng (UTĐT) phải và một số yếu tố liên quan. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiên cứu trên 60 bệnh nhân ung thư biểu mô tuyến đại tràng phải được PTNS cắt toàn bộ mạc treo, cắt mạch máu sát gốc trong thời gian từ 01/2016-12/2021 tại Bệnh viện Ung bướu thành phố Hồ Chí Minh. Đánh giá kết quả phẫu thuật, kết quả về mặt ung thư. Kết quả: Thời gian phẫu thuật trung bình 129 phút, lượng máu mất trung bình 66ml, tai biến trong mổ liên quan có ý nghĩa đến kết hợp cắt sát gốc động mạch đại tràng phải và động mạch đại tràng giữa so với chỉ cắt bó mạch hồi đại tràng (p=0,013), tỉ lệ chuyển mổ mở 0%. Không có tử vong hậu phẫu; tỉ lệ biến chứng sau mổ 5% và được điều trị bảo tồn. Thời gian theo dõi trung bình 37,8 (10-84) tháng, tỷ lệ tử vong 11,7% tái phát ung thư 15%; u T4a có nguy cơ tái phát cao hơn có ý nghĩa so với u T1, 2, 3 (p=0,023). Kết luận: PTNS cắt toàn bộ mạc treo, cắt mạch máu tại gốc điều trị UTĐT phải có tính khả thi và an toàn cao. U xâm lấn đến thanh mạc làm tăng có ý nghĩa mức độ di căn hạch và tái phát ung thư.
Article Details
Các tài liệu tham khảo
2. Phạm Trung Vỹ (2020) Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi một đường mổ điều trị ung thư đại tràng phải, Luận án tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Dược Huế.
3. Delaney PC, Jeffrey L, Ponskey et al (2015) Laparoscopic technique for right colectomy. Surgery for cancers of the gastrointestinal tract, Springer 16: 175-186.
4. Hashiguchi Y, Muro K, Saito Y et al (2019) Japanese Society for Cancer of the Colon and Rectum (JSCCR) guidelines 2019 for the treatment of colorectal cancer. Int J Clin Oncol 25(1):
1-42. doi: 10.1007/s10147-019-01485-z.
5. Mik M, Berut M, Dziki L et al (2017) Right - and left-sided colon cancer - clinical and pathological differences of the disease entity in one organ.
Arch Med Sci 13(1): 157-162.
6. Paquette MI, Fleming F (2020) Principle of complete mesocolic excision for colon cancer. The SAGES Manual of Colorectal Surgery: 155-163.
7. Sammour T, Malakorn S, Thampy R (2019) Selective central vascular ligation (D3 lymphadenectomy) in patients undergoing minimally invasive complete mesocolic excision for colon cancer: Optimizing the risk-benefit equation. Colorectal Disease 2019. The Association of Coloproctology of Great Britain and Ireland 22: 53-61.
8. Siani LM, Lucchi A, Berti P et al (2017) Laparoscopic complete mesocolic excision with central vascular ligation in 600 right total mesocolectomies: Safety, prognostic factors and oncologic outcome.
The American Journal of Surgery: 1-6.
9. Sica GS, Vinc D, Siragusa L et al (2023) Definition and reporting of lymphadenectomy and complete mesocolic excision for radical right colectomy: A systematic review. Surgical Endoscopy 37: 846-861.
10. Stavrou E, Tzanakis N, Spartalis E et al (2022) Comparison of postoperative and oncologic outcomes in laparoscopic and open right colectomy for colon cancer: A 5-year experience. In vivo
36: 969-972.