Nồng độ hs-CRP trong huyết thanh bệnh nhân dị ứng thuốc tại Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh

  • Châu Văn Trở
  • Nguyễn Hữu Hà
  • Trần Ngọc Ánh

Main Article Content

Keywords

Hs-CRP, dị ứng thuốc

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định nồng độ hs-CRP trong huyết thanh và mối liên quan với một số đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân dị ứng thuốc. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hàng loạt ca trên 80 bệnh nhân ≥ 18 tuổi, dị ứng thuốc tại Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 8/2015 đến tháng 7/2016. Chẩn đoán bệnh dựa vào lâm sàng kết hợp với tiền căn dùng thuốc. Phân loại dị ứng thuốc dựa vào lâm sàng. Định lượng nồng độ hs-CRP huyết thanh tại Trung tâm Medic. Số liệu được xử lý bằng phần mềm Stata 13.0. Kết quả: Nam chiếm 63,7%, tuổi trung bình 33,7 ± 4,6 tuổi, nhóm tuổi 20 - 39 tuổi chiếm 52,5%, học vấn ≤ cấp III chiếm 71,3%, ở tỉnh chiếm 56,3%. Bệnh nhân tự mua thuốc uống chiếm 75%, thuốc kháng sinh 72,5%. Bệnh nhân xuất hiện triệu chứng đầu tiên sau dùng thuốc từ 1 - 7 ngày chiếm 67,5%. Lâm sàng đa số là hồng ban đa dạng chiếm 26,3%, kế đến là mày đay chiếm 22,5%, hai thể lâm sàng nặng là Stevens-Johnson: 18,7%, TEN: 7,5%. Nồng độ hs-CRP huyết thanh trung bình 28,92 ± 8,6mg/dl. Nồng độ hs-CRP ở các thể nặng như TEN, Stenvens-Johnson tăng cao hơn các thể còn lại, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Kết luận: Nồng độ hs-CRP tăng cao ở bệnh nhân dị ứng thuốc, đặc biệt là các dạng lâm sàng nặng của dị ứng thuốc như TEN và Stevens-Johnson.


Từ khóa: Hs-CRP, dị ứng thuốc.


 

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Lê Văn Khang (1994) Góp phần nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và chẩn đoán đặc hiệu dị ứng do kháng sinh tại Khoa Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội những năm 1981-1990. Luận án Phó tiến sĩ khoa Y-Dược, Trường Đại học Y Hà Nội.
2. Nguyễn Năng An, Lê Văn Khang, Nguyễn Văn Cường và cộng sự (2003) Tình hình dị ứng do thuốc ở nước ta, đề xuất những biện pháp can thiệp. Đề tài cấp Bộ Y tế.
3. Nguyễn Văn Đoàn (1996) Góp phần nghiên cứu dị ứng thuốc tại Khoa Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai. Luận án Phó tiến sĩ, Trường Đại học Y Hà Nội.
4. Phạm Công Chính (2010) Nghiên cứu tổn thương da, test phát hiện thuốc gây dị ứng và một số xét nghiệm trước, sau điều trị bệnh nhân dị ứng thuốc. Luận án Tiến sĩ y khoa, Trường Đại học Y Hà Nội.
5. Irving K, John EV, and Henry G (1982) C-Reactive protein and the plasma protein response to tissue injury. Annals of the New York Academy of Sciences, Corpus ID: 35141184.
6. Hye-In Kim, Shin-Woo Kim, Ga-Young Park (2012) Causes and treatment outcomes of Stevens-Johnson syndrome and toxic epidermal necrolysis in 82 adult patients. Korean J Intern Med 27(2): 203-210.
7. Lin RY et al (2001) Interleukin 6 and C-reactive protein levels in patients with acute allergic reactions: An emergency department-based study. Ann Allergy Asthma Immunol 87(5): 412-416.
8. Linda Bertram et al (2009) Neopterin and C-reactive protein in the course of Stevens-Johnson syndrome. Acta Derm Venereol 89(3): 285-287.