Khảo sát tình trạng dinh dưỡng của người bệnh bệnh thận mạn lọc máu chu kỳ tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

  • Nguyễn Thị Huyền Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Đoàn Huy Cường Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Thị Vân Anh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Đặng Biên Cương Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Hoàng Thị Kim Dung Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Suy dinh dưỡng, lọc máu chu kỳ, SGA-DMS

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát tình trạng dinh dưỡng ở người bệnh bệnh thận mạn giai đoạn cuối lọc máu chu kỳ. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang không nhóm chứng thực hiện trên 103 người bệnh bệnh thận mạn giai đoạn cuối lọc máu chu kỳ tại Khoa Nội thận - Lọc máu, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 năm 2023. Kết quả: Tỷ lệ suy dinh dưỡng theo BMI là 9,7%; tỷ lệ suy dinh dưỡng theo SGA-DMS là 69,9%; tỷ lệ người bệnh có albumin huyết thanh thấp là 17,8%. Có 21,4% người bệnh không bị suy dinh dưỡng khi kết hợp cả 3 tiêu chí và có 2,9% người bệnh có đủ cả 3 tiêu chí chẩn đoán của suy dinh dưỡng. Có mối liên quan giữa tình trạng suy dinh dưỡng với thời gian lọc máu và tuổi (p<0,05) Kết luận: Cần đánh giá phối hợp các phương pháp và theo dõi thường xuyên hơn tình trạng dinh dưỡng nhóm người bệnh này.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Bùi Hiếu Trung (2021) Khảo sát chất lượng cuộc sống của bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn cuối tại Bệnh viện E năm 2020 bằng bộ câu hỏi EQ-5D-5L. Khóa luận tốt nghiệp đại học ngành y đa khoa, Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội.
2. Đào Duy Tân và Huỳnh Minh Truyền (2020) Tỷ lệ suy mòn và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân bệnh suy thận mạn lọc máu tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương. Tạp chí Y học Dự phòng 30(8), tr. 41-48.
3. Lê Thị Mai Huệ và Hoàng Đình Anh (2022) Đánh giá chức năng tâm trương thất trái bằng siêu âm Doppler tim ở bệnh nhân thận nhân tạo chu kỳ. Tạp chí Y học Việt Nam 512(2), tr. 128-132.
4. Lưu Xuân Ninh và Nguyễn Quang Dũng (2021) Tình trạng dinh dưỡng bệnh nhân bệnh thận mạn lọc máu chu kì tại Bệnh viện đa khoa Lâm Đồng 2020-2021. Luận văn Thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
5. Nguyễn Duy Đông và Nguyễn Thanh Chò (2017) Đánh giá tình trạng dinh dưỡng ở bệnh nhân thận nhân tạo chu kỳ bằng đánh giá nhân trắc và điểm suy dinh dưỡng lọc máu tại Bệnh viện Quân y 103. Luận văn Tiến sỹ y học, Học viện Quân y 103.
6. Hayati DM and Widiany FL (2021) Status gizi berdasarkan dialysis malnutrition score (DMS) dengan kualitas hidup pasien hemodialisis. Jurnal Gizi Klinik Indonesia 18(1): 28-37.
7. Spatola L, Finazzi S and Calvetta A (2018) Subjective Global Assessment-Dialysis Malnutrition Score and cardiovascular risk in hemodialysis patients: An observational cohort study. Journal of nephrology 31: 757-765.
8. Hakim RM and Levin N (1993) Malnutrition in hemodialysis patients. Journal American journal of kidney diseases 21(2): 125-137.
9. WPRO/IDI (2000) The Asia-Pacific perspective: redefining obesity and its treatment. Health Commun