Nồng độ vitamin B12 huyết thanh ở bệnh nhân bạch biến không phân đoạn
Main Article Content
Keywords
Tóm tắt
Mục tiêu: Khảo sát sự khác biệt nồng độ vitamin B12 huyết thanh giữa bệnh nhân bạch biến không phân đoạn so với người khỏe mạnh và mối liên quan của nồng độ vitamin B12 huyết thanh với các đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có đối chứng so sánh trên bệnh nhân bạch biến không phân đoạn và người khỏe mạnh đến khám tại Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh. Chẩn đoán dựa vào khám lâm sàng và soi đèn Wood. Xét nghiệm định lượng nồng độ vitamin B12 huyết thanh bằng xét nghiệm miễn dịch hai bước sử dụng công nghệ vi hạt hóa phát quang. Kết quả: 46 bệnh nhân bạch biến không phân đoạn và 44 người khỏe mạnh được đưa vào nghiên cứu. Nồng độ vitamin B12 huyết thanh ở nhóm bệnh nhân bạch biến không phân đoạn thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng (553,15 (382,2-783,6) pg/mL và 612,55 (525-792,3) pg/mL, p<0,05]). Nhóm bạch biến tiến triển có nồng độ vitamin B12 thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng [441,60 (290,50-620,00) và 612,55 (525,00-792,30) pg/mL; p<0,05], không ghi nhận điều này ở nhóm ổn định so với nhóm chứng (p>0,05) và giữa nhóm tiến triển và nhóm ổn định (p>0,05). Kết luận: Nồng độ vitamin B12 huyết thanh ở nhóm bệnh nhân bạch biến không phân đoạn thấp hơn có ý nghĩa so với nhóm người khỏe mạnh. Có sự giảm nồng độ vitamin B12 huyết thanh ở nhóm bệnh nhân bạch biến không phân đoạn tiến triển so với nhóm chứng, không có sự giảm nồng độ vitamin B12 huyết thanh ở nhóm bệnh ổn định so với nhóm chứng cũng như giữa nhóm bệnh tiến triển và ổn định.
Article Details
Các tài liệu tham khảo
2. Juhlin L, Olsson MJ (1997) Improvement of vitiligo after oral treatment with vitamin B12 and folic acid and the importance of sun exposure. Acta dermato-venereologica 77(6): 460-462.
3. Kang S et al (2019) Fitzpatrick's Dermatology. McGraw-Hill Education.
4. Karadag AS, Tutal E, Ertugrul DT et al (2012) Serum holotranscobalamine, vitamin B12, folic acid and homocysteine levels in patients with vitiligo. Clinical and Experimental Dermatology: Experimental dermatology 37(1): 62-64.
5. Park HH, Lee MH (2005) Serum Levels of Vitamin B 12 and Folate in Korean Patients with Vitiligo. Acta dermato-venereologica 85(1): 66-67.
6. Sabry HH, Sabry JH, Hashim HM (2014) Serum levels of homocysteine, vitamin B12, and folic acid in vitiligo. Egyptian Journal of Dermatology and Venerology 34(1): 65.
7. Sendrasoa FA, Ranaivo IM, Sata M et al (2019) Treatment responses in patients with Vitiligo to very potent topical corticosteroids combined with vitaminotherapy in Madagascar. International journal of dermatology 58(8): 908-911.
8. Tjioe M, Gerritsen MJ, Juhlin L, van de Kerkhof PC (2002) Treatment of vitiligo vulgaris with narrow band UVB (311 nm) for one year and the effect of addition of folic acid and vitamin B12. Acta Derm Venereol 82: 369-372.
9. Tsai TY, Kuo CY, Huang YC (2019) Serum homocysteine, folate, and vitamin B12 levels in patients with vitiligo and their potential roles as disease activity biomarkers: A systematic review and meta-analysis. Journal of the American Academy of Dermatology 80(3): 646-654.
10. Aparicio-Ugarriza R, Palacios G, Alder M, González-Gross M (2015) A review of the cut-off points for the diagnosis of vitamin B12 deficiency in the general population. Clin Chem Lab Med 53(8): 1149-1159.