Thực trạng trầm cảm, lo âu, căng thẳng và các yếu tố liên quan của điều dưỡng thuộc chuỗi Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec năm 2022

  • Bùi Thị Hiền Trường Đại học VinUni
  • Nguyễn Thị Hoa Huyền Trường Đại học VinUni
  • Hoàng Ngọc Khánh Bệnh viện Đa Khoa Quốc Tế Vinmec Times City

Main Article Content

Keywords

Căng thẳng, lo âu, trầm cảm, điều dưỡng

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát tình trạng trầm cảm, lo âu, căng thẳng và các yếu tố liên quan của điều dưỡng tại các bệnh viện thuộc hệ thống Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec năm 2022. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trên 319 điều dưỡng đang làm việc tại các bệnh viện thuộc hệ thống y tế Vinmec từ tháng 12/2021- tháng 8/2022 thông qua bộ câu hỏi tự điền DASS-21. Kết quả: Tỷ lệ điều dưỡng mắc trầm cảm, lo âu và căng thẳng lần lượt là 46,39%, 27,59% và 12,54% với đa số ở mức độ nhẹ và vừa. Ngoài ra, điều dưỡng tại khoa ngoại (TV = 6, n = 22) có mức độ căng thẳng cao hơn điều dưỡng đang làm việc tại khoa Hồi sức cấp cứu (TV = 3, n = 110). Xét đến điểm đánh giá mức độ lo âu (TVNữ = 2, TVNam = 1) và trầm cảm (TVNữ = 4, TVNam = 2), nhóm nữ có điểm đánh giá cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm nam, p<0,05. Kết luận: Cần kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ dẫn đến căng thẳng, lo âu, trầm cảm ở điều dưỡng nhằm có biện pháp hỗ trợ thích hợp cho điều dưỡng tại từng trường hợp cụ thể.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. La Nay Phi, Vũ Thị Quỳnh Hậu và cộng sự (2022) Tình trạng căng thẳng, lo âu, trầm cảm của nhân viên y tế và các yếu tố liên quan sau 2 năm đại dịch COVID-19 tại Đắk Lắk, năm 2022. Tạp chí Y học Việt Nam, 515(1).
2. Lê Thị Thảo Ly, Ngô Trí Tuấn, Lê Minh Đạt, Mai Kim Anh, Lưu Nguyễn Lan Anh, Nguyễn Văn Hoạt (2023) Trầm cảm, lo âu, stress của điều dưỡng lâm sàng trong dịch COVID-19 và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2022. Tạp chí Y tế Công Cộng Số 63. DOI: https://doi.org/10.53522/ytcc.vi63.80950.
3. Tran Thi Thu Thuy, Nguyen Ngoc Bich et al (2019) Stress, anxiety and depression in clinical nurses in Vietnam: A cross-sectional survey and cluster analysis. International journal of mental health systems 13: 1-11.
4. Nguyễn Thị Thanh Trúc, Ngô Thị Dung và cộng sự (2023) Đánh giá tình trạng stress, lo âu, trầm cảm ở điều dưỡng. Tạp chí Nghiên cứu Y học 167(6), tr. 335-342.
5. Vũ Thị Cúc, Võ Văn Thắng (2021) Tình trạng căng thẳng của nhân viên y tế tại một số bệnh viện điều trị bệnh nhân Covid-19 tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2021. Tạp chí Y học Việt Nam 508(2), tr. 196-200.
6. Jamali J, Roustaei N, Ayatollahi SM, Sadeghi E (2015) Factors affecting minor psychiatric disorder in Southern Iranian nurses: A latent class regression analysis. Nursing and midwifery studies 4(2).
7. Katayama H (2010) Relationship between emotional labor and job-related stress among hospital nurses. Nihon Eiseigaku zasshi. Japanese Journal of Hygiene 65(4): 524-529.
8. Kaur G, Tee GH, Ariaratnam S, Krishnapillai AS, China K (2013) Depression, anxiety and stress symptoms among diabetics in Malaysia: A cross sectional study in an urban primary care setting. BMC family practice 14: 1-13.
9. Kawano Y (2008) Association of job‐related stress factors with psychological and somatic symptoms among Japanese hospital nurses: Effect of departmental environment in acute care hospitals. Journal of occupational health 50(1): 79-85.
10. Loukzadeh Z, Mazloom Bafrooi N (2013) Association of coping style and psychological well-being in hospital nurses. Journal of caring sciences 2(4): 313.
11. Lovibond SH, & Lovibond PF (1995) Manual for the depression anxiety stress scales. Sydney psychology foundation.
12. McNeely E (2005) The consequences of job stress for nurses’ health: Time for a check-up. Nursing outlook 53(6): 291-299.
13. Tsai FJ, Huang WL, Chan CC (2009) Occupational stress and burnout of lawyers. Journal of occupational health 51 (5): 443-450.