Nghiên cứu hiệu quả điều trị bệnh trứng cá thông thường mức độ vừa và nặng bằng isotretinoin kết hợp kẽm đường uống

  • Nguyễn Ngọc Oanh Bệnh viện Bạch Mai
  • Phạm Thị Minh Phương Bệnh viện Da liễu Trung ương
  • Bùi Thị Vân Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Bệnh trứng cá thông thường, isotretinoin, kẽm

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả điều trị bệnh trứng cá thông thường (TCTT) mức độ vừa và nặng bằng isotretinoin (ISO) kết hợp kẽm đường uống. Đối tượng và phương pháp: Thử nghiệm lâm sàng có đối chứng. 90 bệnh nhân TCTT mức độ vừa và nặng được lựa chọn ngẫu nhiên vào hai nhóm (45 bệnh nhân/nhóm), nhóm nghiên cứu (NNC) dùng ISO 20mg/ngày và kẽm 40mg/ngày, nhóm đối chứng (NĐC) chỉ dùng ISO 20mg/ngày, thời gian điều trị 4 tháng. Thay đổi về mức độ bệnh, điểm GAGS và mức đáp ứng điều trị được đánh giá trước, trong và sau điều trị để so sánh hiệu quả điều trị ở hai nhóm. Kết quả: Hiệu quả cải thiện về mức độ bệnh và mức đáp ứng điều trị, điểm GAGS đều ghi nhận ở cả 2 nhóm đối tượng sau điều trị. Tuy nhiên, NNC cải thiện mức độ bệnh và đáp ứng điều trị, điểm GAGS ở hơn 90% bệnh nhân, có sự khác biệt với NĐC sau thời gian điều trị 3 và 4 tháng. Tác dụng phụ trên lâm sàng gặp ở NĐC nhiều hơn NNC là bùng phát mụn ở tháng thứ 1 và 2 sau điều trị. Kết luận: Trong điều trị TCTT mức độ vừa và nặng, uống isotretinoin phối hợp kẽm cho hiệu quả điều trị tốt hơn so với dùng isotretinoin đơn trị liệu.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Phạm Thị Bích Na, Đặng Văn Em (2022) Nghiên cứu hiệu quả điều trị bệnh trứng cá thông thường mức độ trung bình và nặng bằng isotretinoin và vitamin D đường uống. Tạp chí Y dược lâm sàng 108, 17(5), tr. 56-61.
2. Giuseppe M (2013) Systemic treatment. Acne, Macmilian Medical Conmmunnications. Indian 2013:111-119.
3. Fenton C, Kang C (2021) Isotretinoin is key in treating acne vulgaris. Drugs & Therapy Perspectives 37(4): 150-156.
4. Sardana K, Garg VK (2010) An observational study of methionine-bound zinc with antioxidants for mild to moderate acne vulgaris. Dermatologic Therapy 23: 411-418.
5. Ozuguz P, Dogruk Kacar S, Ekiz O, Takci Z, Balta I, Kalkan G (2013) Evaluation of serum vitamins A and E and zinc levels according to the severity of acne vulgaris. Cutan Ocul Toxicol 33(2): 99-102.
6. Salah E (2022) Oral Zinc as a Novel Adjuvant and Sparing Therapy for Systemic Isotretinoin in Acne Vulgaris: A Preliminary Comparative Study. J Clin Aesthet Dermatol 15(10): 58-61.
7. Vallerand IA, Lewinson RT, Farris MS, Sibley CD, Ramien ML, Bulloch AGM, Patten SB (2018) Efficacy and adverse events of oral isotretinoin for acne: A systematic review. Br J Dermatol 178(1): 76-85.
8. Kaymak Y, Erhan M, Çelik B, Gurer MA (2007) Zinc Levels in Patients with Acne Vulgaris. J Turk Acad Dermatol 1(3): 71302a.
9. Zaenglein AL, Pathy AL, Schlosser BJ, Alikhan A, Baldwin HE, Berson DS et al (2016) Guidelines of care for the management of acne vulgaris. J Am Acad Dermatol 74 (5): 945-973
10. Fosmire GJ (1990) Zinc toxicity. Am J Clin Nutr 51(2): 225-227