Nghiên cứu mối tương quan giữa mức độ nhiễm mỡ và xơ hóa gan với đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu ở bệnh nhân rối loạn chuyển hóa lipid máu tại Bệnh viện Quân y 175

  • Đào Đức Tiến Bệnh viện Quân y 175
  • Nguyễn Thế Dũng Bệnh viện Quân y 175

Main Article Content

Keywords

Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu, fibroScan

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát các yếu tố liên quan đến mức độ nhiễm mỡ và xơ hóa gan ở bệnh nhân rối loạn chuyển hóa lipid máu có bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu tại Bệnh viện Quân y 175. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu trên 201 bệnh nhân rối loạn chuyển hóa lipid máu khám và điều trị tại Bệnh viện Quân y 175 từ tháng 01/2019 đến 7/2020. Khảo sát các yếu tố liên quan đến mức độ nhiễm mỡ và xơ hóa gan ở các bệnh nhân có bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu xác định bằng máy fibroscan. Kết quả: Tỷ lệ bệnh nhân rối loạn chuyển hóa lipid máu có bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu chiếm 80,6%, trong đó có tới 51,85% bệnh nhân mắc viêm gan nhiễm mỡ. 93,21% bệnh nhân ở giai đoạn xơ hóa gan nhẹ, xơ hóa gan đáng kể chiếm 4,32% và xơ hóa gan tiến triển chiếm 2,47%. Bệnh nhân có xơ hóa gan đáng kể có tuổi, BMI, vòng eo cao hơn, mắc béo phì và enzym gan (AST, ALT, GGT) cao hơn so với bệnh nhân có xơ hóa gan nhẹ nhưng chỉ có nồng độ GGT cao hơn có ý nghĩa (p = 0,04). Triglyceride là yếu tố độc lập dự đoán xơ hóa gan tiến triển trên bệnh nhân rối loạn lipid máu có bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (p = 0,01, OR = 1,32, KTC 95%: 1,05-1,65). Kết luận: Bệnh nhân rối loạn lipid máu có bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu chiếm tỷ lệ cao. Nồng độ triglyceride máu là yếu tố độc lập dự đoán xơ hóa gan tiến triển trên nhóm bệnh nhân này.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Adams LA, Feldstein AE (2011) Non-invasive diagnosis of nonalcoholic fatty liver and nonalcoholic steatohepatitis. J Dig Dis 12(1): 10-16.
2. Fabrellas N, Hernández R, Graupera I, Solà E, Ramos P, Martín N, Sáez G, Simón C, Pérez A, Graell T, Larrañaga A, Garcia M, de la Arada A, Juanola A, Coiduras A, Duaso I, Casado A, Martin J, Ginès M, Moreno N, Gema Perez A, Marti L, Bernat M, Sola M, Olivé C, Solé C, Ginès P (2018) Prevalence of hepatic steatosis as assessed by controlled attenuation parameter (CAP) in subjects with metabolic risk factors in primary care. A population-based study. PLoS One 13(9):e0200656. doi: 10.1371/journal.pone.0200656..
3. Hu YY, Dong NL, Qu Q, Zhao XF, Yang HJ (2018) The correlation between controlled attenuation parameter and metabolic syndrome and its components in middle-aged and elderly nonalcoholic fatty liver disease patients. Medicine (Baltimore) 97(43):e12931.
4. Méndez-Sánchez N, Cerda-Reyes E, Higuera-de-la-Tijera F, Salas-García AK, Cabrera-Palma S, Cabrera-Álvarez G, Cortez-Hernández C, Pérez-Arredondo LA, Purón-González E, Coronado-Alejandro E, Panduro A, Rodríguez-Hernández H, Cruz-Ramón VC, Valencia-Rodríguez A, Qi X, Hamdan-Pérez N, Aguilar-Olivos NE, Barranco-Fragoso B, Ramírez-Pérez O, Vera-Barajas A (2020) Dyslipidemia as a risk factor for liver fibrosis progression in a multicentric population with non-alcoholic steatohepatitis. F1000Res 9:56. doi: 10.12688/f1000research.21918.1.
5. Tapper EB, Fleming C, Rendon A et al (2022) The Burden of Nonalcoholic Steatohepatitis: A Systematic Review of Epidemiology Studies. Gastro Hep Advances 1(6): 1049-1087.
6. Targher G, Byrne CD, Lonardo A, Zoppini G, Barbui C (2016) Non-alcoholic fatty liver disease and risk of incident cardiovascular disease: A meta-analysis. J Hepatol 65(3): 589-600.
7. Younossi ZM, Koenig AB, Abdelatif D, Fazel Y, Henry L, Wymer M (2016) Global epidemiology of nonalcoholic fatty liver disease-Meta-analytic assessment of prevalence, incidence, and outcomes. Hepatology 64(1): 73-84.