Trầm cảm ở bệnh nhân cao tuổi nội trú có bệnh tim mạch: Tỷ lệ và yếu tố liên quan

  • Nguyễn Thanh Huân Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
  • Hoàng Thị Tuyết Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
  • Nguyễn Văn Bé Hai Bệnh viện Thống Nhất thành phố Hồ Chí Minh

Main Article Content

Keywords

Trầm cảm, người cao tuổi, bệnh tim mạch

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định tỉ lệ và các yếu tố liên quan đến trầm cảm ở các bệnh nhân cao tuổi nội trú có bệnh tim mạch. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp cắt ngang trên các bệnh nhân cao tuổi có bệnh tim mạch tại Khoa Nội Tim mạch, Bệnh viện Thống Nhất từ tháng 4/2023 đến tháng 8/2023. Kết quả: Có tổng cộng 411 bệnh nhân ≥ 60 tuổi thỏa các tiêu chuẩn chọn bệnh và được đưa vào nghiên cứu. Độ tuổi trung bình dân số nghiên cứu là 73,7  ± 8,8 tuổi. Tỉ lệ trầm cảm theo thang đo trầm cảm lão khoa rút gọn trong nghiên cứu là 40,6% (167 bệnh nhân). Hồi quy logistic đa biến ghi nhận đa thuốc (OR = 2,31; khoảng tin cậy [KTC] 95%: 1,44-3,72; p = 0,001) và phụ thuộc các hoạt động sống hằng ngày (OR = 2,72; KTC 95%: 1,42-5,19; p = 0,002) là hai yếu tố có liên quan đến trầm cảm. Kết luận: Chúng tôi ghi nhận hai phần năm bệnh nhân cao tuổi có bệnh tim mạch tại Khoa Nội Tim mạch, Bệnh viện Thống Nhất có trầm cảm và hai yếu tố lão khoa đa thuốc và giảm các hoạt động sống hằng ngày có liên quan đến trầm cảm.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Cai H, Jin Y, Liu R et al (2023) Global prevalence of depression in older adults: A systematic review and meta-analysis of epidemiological surveys. Asian J Psychiatr 80: 103-417.
2. Tran KV, Esterman A, Saito Y et al (2022) Factors Associated With High Rates of Depressive Symptomatology in Older People in Vietnam. Am J Geriatr Psychiatry 30: 892-902.
3. Becker NB, Jesus SN, Joao K et al (2017) Depression and sleep quality in older adults: A meta-analysis. Psychol Health Med 22: 889-895.
4. Sheikh J I and Yesavage J A (1986) Geriatric Depression Scale (GDS): Recent evidence and development of a shorter version. Clinical Gerontologist: The Journal of Aging and Mental Health 5: 165-173.
5. Đàm Văn Đức, Nguyễn Doãn Phương, Nguyến Trọng Hiếu (2019) Độ nhạy, độ đặc hiệu của thang đánh giá trầm cảm BECK và GDS 15 ở bệnh nhân Parkinson. Tạp chí nghiên cứu Y học 122, tr. 112-118.
6. Handong L, Ngoc NH and Tianmin Z (2021) Vietnam’s Population Projections and Aging Trends from 2010 to 2049. Journal of Population Ageing 14: 165-182.
7. Dao ATM, Nguyen VT, Nguyen HV et al (2018) Factors Associated with Depression among the Elderly Living in Urban Vietnam. Biomed Res Int 2018: 237-284.
8. Vu H TT, Lin V, Pham T et al (2019) Determining Risk for Depression among Older People Residing in Vietnamese Rural Settings. Int J Environ Res Public Health16: 2654.
9. Nguyen HT, Le TH, Nguyen CC et al (2023) COVID-19 infection and decline in outdoor activities associated with depression in older adults: A multicenter study in Vietnam. PLoS One 18: e0286367.
10. Carlijn W,Richard COV, Rob HSBrink et al (2022) Determinants and consequences of polypharmacy in patients with a depressive disorder in later life. Acta Psychiatr Scand 146: 85-97.