Khảo sát một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và sức căng dọc thất trái trên siêu âm đánh dấu mô cơ tim 2D ở bệnh nhân phẫu thuật thay van động mạch chủ được theo dõi sau 6 tháng

  • Trần Thị Ngọc Lan Bệnh viện Tim Hà Nội
  • Trần Văn Riệp Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Đức Hải Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Hẹp van ĐMC, thay van ĐMC, hở van ĐMC, siêu âm đánh dấu mô

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và sức căng dọc thất trái trên siêu âm đánh dấu mô cơ tim 2D ở bệnh nhân phẫu thuật thay van động mạch chủ được theo dõi sau 6 tháng. Đối tượng và phương pháp: 96 bệnh nhân hẹp chủ khít (HC) và 74 bệnh nhân hở van động mạch chủ nhiều (HoC) được phẫu thuật thay van động mạch chủ (ĐMC); tuổi trung bình 60,9 ± 10,6 năm; giới nam 59,4%. Các biến nghiên cứu gồm: Mức độ khó thở (theo phân loại NYHA), mức độ phì đại thất trái điện tâm đồ (chỉ số Sokolow Lyon), phân suất tống máu trên siêu âm tim (EF), sức căng dọc thất trái trên siêu âm đánh dấu mô cơ tim 2D (GLS). Kết quả: Sau phẫu thuật 6 tháng, tỷ lệ khó thở (NYHA ≥ 2) giảm từ 98,8% xuống 32%. Chỉ số Sokolow Lyon giảm từ 37,5 ± 2,1mm xuống 25,1 ± 3,8mm ở nhóm HC và từ 41,7 ± 2,8mm xuống 28,8 ± 2,9mm ở nhóm HoC (p<0,001). EF tăng từ 61,4  ± 11,1% lên 71,8 ± 9,8% ở nhóm HC; từ 58,8 ± 11,1% lên 69,8 ± 9,6% ở nhóm HoC. GLS trước phẫu thuật giảm ở cả 2 nhóm HC/HoC mặc dù phân suất tống máu bảo tồn (HC: -16,1 ± 3,5% và HoC -14,7 ± 3,2%). Sau phẫu thuật 6 tháng, trị tuyệt đối GLS tăng (nhóm HC: -16,1 ± 3,5% so với -19,4 ± 1,9%; HoC: -14,7 ± 3,2% so với -18,7 ± 1,9%). Kết luận: Phẫu thuật thay van ĐMC làm giảm khó thở, giảm phì đại thất trái, tăng EF và tăng trị tuyệt đối của GLS ở cả nhóm HC và HoC. GLS là một dấu hiệu nhạy hơn EF để phát hiện sớm tổn thương cơ tim ở bệnh nhân hẹp chủ/hở chủ.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Hancock EW, Deal BJ, Mirvis DM et al (2009) AHA/ACCF/HRS recommendations for the standardization and interpretation of the electrocardiogram: Part V: Electrocardiogram changes associated with cardiac chamber hypertrophy: A scientific statement from the American Heart Association Electrocardiography and Arrhythmias Committee, Council on Clinical Cardiology; the American College of Cardiology Foundation; and the Heart Rhythm Society. Endorsed by the International Society for Computerized Electrocardiology. J Am Coll Cardiol 53(11): 92-1002.
2. Iung B, Baron G, Butchart EG, Delahaye F, Gohlke-Bärwolf C, Levang OW, Tornos P, Vanoverschelde JL, Vermeer F, Boersma E, Ravaud P, Vahanian A (2003) A prospective survey of patients with valvular heart disease in Europe: The Euro Heart Survey on Valvular Heart Disease. Eur Heart J 24(13): 1231-1243.
3. Kurisu S, Inoue I, Kawagoe T, Ishihara M, Shimatani Y, Nakama Y, Maruhashi T, Kagawa E, Dai K, Matsushita J, Ikenaga H (2009) The decrease in QRS amplitude after aortic valve replacement in patients with aortic valve stenosis. J Electrocardiol 42(5): 410-413.
4. Lang RM, Badano LP, Mor-Avi V, Afilalo J, Armstrong A, Ernande L, Flachskampf FA, Foster E, Goldstein SA, Kuznetsova T, Lancellotti P, Muraru D, Picard MH, Rietzschel ER, Rudski L, Spencer KT, Tsang W, Voigt JU (2015) Recommendations for cardiac chamber quantification by echocardiography in adults: An update from the American Society of Echocardiography and the European Association of Cardiovascular Imaging. J Am Soc Echocardiogr 28(1): 1-39.
5. Rost C, Korder S, Wasmeier G, Wu M, Klinghammer L, Flachskampf FA, Daniel WG, Voigt JU (2010) Sequential changes in myocardial function after valve replacement for aortic stenosis by speckle tracking echocardiography. Eur J Echocardiogr 11(7): 584-589.
6. Ngô Tuấn Anh và Nguyễn Trường Giang (2021) Kết quả sớm sau phẫu thuật thay van động mạch chủ tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Tạp chí Y dược lâm sàng 108, Tập 16 - Số 3/2021.
7. Writing Committee Members; ACC/AHA Joint Committee Members (2022) 2022 AHA/ACC/HFSA Guideline for the Management of Heart Failure. J Card Fail. 2022 May;28(5):e1-e167. doi: 10.1016/j.cardfail.2022.02.010.
8. Nguyễn Lân Việt và Phạm Việt Tuân (2010) Tìm hiểu đặc điểm mô hình bệnh tật ở bệnh nhân điều trị nội trú tại Viện Tim mạch Việt Nam trong thời gian 5 năm (2003-2007). Tạp chí Tim mạch học Việt Nam 52.