Nhận xét về chẩn đoán và xử trí u nang buồng trứng xoắn tại Khoa Phụ sản, Bệnh viện Quân y 103 trong 10 năm (2009 - 2019)

  • Trịnh Hùng Dũng Bệnh viện Quân y 103
  • Nguyễn Văn Thái Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Phạm Phương Thanh Bệnh viện Quân y 103

Main Article Content

Keywords

U nang buồng trứng xoắn, phẫu thuật nội soi

Tóm tắt

Mục tiêu: Tìm hiểu về tỷ lệ, yếu tố thuận lợi, đặc điểm chẩn đoán và xử trí u nang buồng trứng xoắn. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu trên 72 ca được chẩn đoán u nang buồng trứng xoắn và phẫu thuật trong 10 năm (2009 - 2019) tại Khoa Phụ sản, Bệnh viện Quân y 103. Kết quả: Tỷ lệ u nang buồng trứng xoắn trên tổng số u nang buồng trứng là 6,9% hay gặp với u nang bì u nang nước, kích thước u từ 5 - 10cm (90,6%), 100% khối u không dính, không ác tính. Nghiên cứu của chúng tôi đã cho thấy một số yếu tố nguy cơ của u nang buồng trứng xoắn là: Đi lại, vận động nhiều (44,4%), giao hợp (20,6%), có thai 3 tháng đầu (6,3%). Trước mổ, dựa vào lâm sàng và siêu âm cho phép chẩn đoán u nang buồng trứng xoắn với độ chính xác khá cao (86,6%). Một số bệnh lý có thể chẩn đoán nhầm với u nang buồng trứng xoắn là: U lạc nội mạc tử cung ở buồng trứng, vỡ u nang buồng trứng, xoắn nang vòi trứng, áp xe phần phụ. Về xử trí: Chúng tôi thực hiện phẫu thuật nội soi cho 88,9% an toàn không có tai biến, biến chứng; cắt phần phụ không tháo xoắn cho những trường hợp khối u đã bị hoại tử (60,3%), bóc u nang bảo tồn mô lành buồng trứng với khối u chưa hoại tử, bệnh nhân chưa mãn kinh (39,7%). Kết luận: U nang buồng trứng xoắn thường xảy ra với u dạng bì, khối u có kích thước nhỏ hoặc trung bình, phẫu thuật nội soi được thực hiện an toàn cho hầu hết các trường hợp u nang buồng trứng xoắn trong nghiên cứu này.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Robertson JJ, Long B Koyfman A (2017) Myths in the evaluation and management of ovarian torsion. The Journal of Emergency Medicine 52(4): 449-456.
2. Asfour, Varma, Menon (2015) Clinical risk factors for ovarian torsion. Journal of Obstetrics and Gynaecology 35(7): 721-725.
3. Erik D Schraga et al (2017) Ovarian Torsion at eMedicine.
4. Bar-On S, Mashiach R, Stockheim D, Soriano D, Goldenberg M, Schiff E, Seidman DS (2010) Emergency laparoscopy for suspected ovarian torsion: Are we too hasty to operate?. Fertility and Sterility 93(6): 2012-2015.
5. Weerakkody Y, Dixon Andrew (2010) Ovarian torsion. Radiopaedia.
6. Peña JE, Ufberg D, Cooney N, Denis AL (2000) Usefulness of Doppler sonography in the diagnosis of ovarian torsion. Fertility and Sterility 73(5): 1047-1050.
7. Zanforlin Filho SM, Araujo Júnior E, Serafini P, et al. (2008) Diagnosis of ovarian torsion by three-dimensional power Doppler in first trimester of pregnancy. J. Obstet. Gynaecol. Res. 34(2): 266-270.
8. Crouch NS, Gyampoh B, Cutner AS, Creighton, Sarah M (December 2003) Ovarian torsion: To pex or not to pex? Case report and review of the literature. Journal of Pediatric and Adolescent Gynecology 16(6): 381-384.
9. Eckler K, Laufer Marc R, Perlman Sally E (2000) Conservative management of bilateral asynchronous adnexal torsion with necrosis in a prepubescent girl. Journal of Pediatric Surgery 35(8): 1248-1251.
10. Jin-Sung Kim, Log Young Shin, Ji-Yeon Choi, Do Young Kim, Tae Yoon Lee, Jung Hun (2015) A national population-based study of the incidence of adnexal torsion in the Republic of Korea. International Journal of Gynecology & Obstetrics 129(2): 169-170