Giá trị của cắt lớp vi tính đa dãy đối với chẩn đoán viêm xoang do nấm
Main Article Content
Keywords
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá giá trị của cắt lớp vi tính (CLVT) đa dãy đối với chẩn đoán viêm xoang do nấm (VXDN). Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả được thực hiện tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ tháng 01/2022 đến tháng 7/2023 trên 70 bệnh nhân viêm mũi xoang mạn tính được khám lâm sàng, nội soi mũi, chụp CLVT đa dãy xoang, sau đó được phẫu thuật nội soi xoang và xét nghiệm nấm sau mổ. Các tổn thương xoang trên CLVT được đối chiếu với kết quả xét nghiệm nấm sau mổ nhằm đánh giá độ nhạy (Sn), độ đặc hiệu (Sp), giá trị dự báo dương tính (PPV), giá trị dự báo âm tính (NPV) của CLVT đối với chẩn đoán VXDN. Kết quả: VXDN được chẩn đoán trên 60/70 bệnh nhân, chiếm 86% trong đó có 46/60 bệnh nhân là u nấm xoang, chiếm 76,7%, số còn lại là VXDN xâm nhập mạn tính. Dựa trên các dấu hiệu tổn thương xoang một bên, đám mờ xoang, vôi hóa trong đám mờ và tổn thương đặc/tiêu xương thành xoang, CLVT đa dãy có Sn, độ Sp, PPV, NPV đối với chẩn đoán VXDN lần lượt là 98,3%, 70%, 95,2% và 87,5%. Kết luận: Tuy còn hạn chế về cỡ mẫu, nghiên cứu cho thấy CLVT đa dãy là phương pháp không xâm lấn có giá trị cao đối với chẩn đoán VXDN.
Article Details
Các tài liệu tham khảo
2. Lê Minh Tâm (2008) mối tương quan giữa lâm sàng, CT-scan, giải phẫu bệnh và PCR trong viêm xoang do nấm. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú. Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh.
3. Montone KT (2016) Pathology of fungal rhinosinusitis: A review. Head Neck Pathol 10(1): 40-46. doi:10.1007/s12105-016-0690-0.
4. Aribandi M, McCoy VA, Bazan C (2007) Imaging features of invasive and noninvasive fungal sinusitis: A review. Radiogr Rev Publ Radiol Soc N Am Inc 27(5): 1283-1296. doi:10.1148/rg.275065189.
5. Som PM (1993) Imaging of paranasal sinus fungal disease. Otolaryngol Clin North Am 26(6): 983-994.
6. Iqbal J, Rashid S, Darira J, Shazlee MK, Ahmed MS, Fatima S (2017) Diagnostic accuracy of CT-Scan in diagnosing paranasal fungal infection. J Coll Physicians Surg-Pak JCPSP 27(5): 271-274. doi: 2610.
7. Gupta K, Saggar K (2014) Analysis of computed tomography features of fungal sinusitis and their correlation with nasal endoscopy and histopathology findings. Ann Afr Med 13(3): 119-123. doi:10.4103/1596-3519.134398.
8. Jiang RS, Huang WC, Liang KL (2018). Characteristics of sinus fungus ball: A unique form of rhinosinusitis. Clin Med Insights Ear Nose Throat 11: 1179550618792254. doi: 10.1177/11795 50618792254.
9. Dufour X, Kauffmann-Lacroix C, Ferrie JC, Goujon JM, Rodier MH, Klossek JM (2006) Paranasal sinus fungus ball: Epidemiology, clinical features and diagnosis. A retrospective analysis of 173 cases from a single medical center in France, 1989–2002. Med Mycol 44(1): 61-67.
10. Suresh S, Arumugam D, Zacharias G, Palaninathan S, Vishwanathan R, Venkatraman V (2016) Prevalence and clinical profile of fungal rhinosinusitis. Allergy Rhinol 7(2): 115-120. doi: 10.2500/ar.2016.7.0156.