Đặc điểm hệ vi khuẩn tại mô ung thư đại trực tràng và mô gan, hạch di căn ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng

  • Nguyễn Duy Trường Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Ngô Tất Trung Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Trần Thị Thanh Huyền Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Đào Thanh Quyên Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Đào Thị Huyền Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Phạm Quang Trung Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Lê Hữu Song Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Ung thư đại trực tràng, 16S rRNA metagenomic

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả thành phần và sự đa dạng của hệ vi khuẩn tại mô ung thư đại trực tràng (UTĐTT) và mô gan, hạch di căn ở bệnh nhân UTĐTT. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 21 bệnh nhân được chẩn đoán UTĐTT giai đoạn IV điều trị tại Bệnh viện TƯQĐ 108 từ tháng 3/2015 đến tháng 8/2018. Thu thập thông tin lâm sàng và mẫu mô (gồm 21 mẫu mô UTĐTT, 21 mẫu mô gan di căn và 11 mẫu mô hạch di căn) từ các bệnh nhân UTĐTT. Tiến hành giải trình tự gen mã hoá 16S rRNA vùng V3-V4 để phân tích thành phần và sự đa dạng của hệ vi khuẩn đường tiêu hoá trong các mẫu nghiên cứu. Kết quả: Các ngành chiếm tỷ lệ cao nhất ở cả ba loại mẫu mô nghiên cứu gồm: Proteobacteria, Actinobacteriota, Firmicutes, Bacteroidota, Deinococcota, và Fusobacteriota. Chỉ số đa dạng sinh học alpha tại mẫu mô UTĐTT cao hơn tại mẫu mô gan di căn (p<0,05). Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về chỉ số đa dạng beta giữa các nhóm mẫu mô UTĐTT và gan di căn, và giữa mẫu mô UTĐTT và hạch di căn (p<0,05). Kết luận: Bước đầu đã xác định được đặc điểm của hệ vi khuẩn tại mẫu mô UTĐTT và mô gan, hạch di căn bằng kỹ thuật giải trình tự gen 16S rRNA metagenomic.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Sung H, Ferlay J, Siegel RL, Laversanne M, Soerjomataram I, Jemal A, Bray F (2021) Global Cancer Statistics 2020: GLOBOCAN estimates of incidence and mortality worldwide for 36 cancers in 185 countries. CA Cancer J Clin 71(3): 209-249.
2. RA S (2018) Molecular Biology of Colorectal Cancer. DeVita, Hellman, and Rosenberg’s Cancer: Principles & Practice of Oncology. Vol. 11th edition ed, Philadelphia: Wolters Kluwer 1634-1651.
3. Azevedo MM, Pina-Vaz C, and Baltazar F (2020) Microbes and cancer: Friends or faux? Int J Mol Sci. 21(9).
4. Garrett WS (2015) Cancer and the microbiota. Science 348(6230): 80-86.
5. Peddareddigari VG, Wang D, and Dubois RN (2010) The tumor microenvironment in colorectal carcinogenesis. Cancer Microenviron 3(1): 149-66.
6. Siegel RL, Miller KD, and Jemal A (2020) Cancer statistics, 2020. CA Cancer J Clin 70(1): 7-30.
7. Nejman D, Livyatan I, Fuks G, Gavert N, Zwang Y, Geller LT, Rotter-Maskowitz A, Weiser R, Mallel G, Gigi E, Meltser A, Douglas GM, Kamer I, Gopalakrishnan V, Dadosh T, Levin-Zaidman S, Avnet S, Atlan T, Cooper ZA, Arora R, Cogdill AP, Khan MAW, Ologun G, Bussi Y, Weinberger A, Lotan-Pompan M, Golani O, Perry G, Rokah M, Bahar-Shany K, Rozeman EA, Blank CU, Ronai A, Shaoul R, Amit A, Dorfman T, Kremer R, Cohen ZR, Harnof S, Siegal T, Yehuda-Shnaidman E, Gal-Yam EN, Shapira H, Baldini N, Langille MGI, Ben-Nun A, Kaufman B, Nissan A, Golan T, Dadiani M, Levanon K, Bar J, Yust-Katz S, Barshack I, Peeper DS, Raz DJ, Segal E, Wargo JA, Sandbank J, Shental N, Straussman R (2020) The human tumor microbiome is composed of tumor type-specific intracellular bacteria. Science 368(6494): 973-980.
8. Emery DC, Cerajewska TL, Seong J, Davies M, Paterson A, Allen-Birt SJ, West NX (2020) Comparison of blood bacterial communities in periodontal health and periodontal disease. Front Cell Infect Microbiol 10: 577485.
9. Yuan J, Zhao J, Wen T, Zhao M, Li R, Goossens P, Huang Q, Bai Y, Vivanco JM, Kowalchuk GA, Berendsen RL, Shen Q (2018) Root exudates drive the soil-borne legacy of aboveground pathogen infection. Microbiome 6(1): 156.
10. Hall M and Beiko RG (2018) 16S rRNA Gene Analysis with QIIME2. Methods Mol Biol 1849: 113-129.
11. Edgar RC (2013) UPARSE: Highly accurate OTU sequences from microbial amplicon reads. Nat Methods 10(10): 996-998.
12. Nakatsu G, Li X, Zhou H, Sheng J, Wong SH, Wu WK, Ng SC, Tsoi H, Dong Y, Zhang N, He Y, Kang Q, Cao L, Wang K, Zhang J, Liang Q, Yu J, Sung JJ (2015) Gut mucosal microbiome across stages of colorectal carcinogenesis. Nat Commun 6: 8727.
13. Acar C, Celik SK, Ozdemirel HO, Tuncdemir BE, Alan S, Mergen H (2023) Composition of the colon microbiota in the individuals with inflammatory bowel disease and colon cancer. Folia Microbiol (Praha).
14. Shen X, Li J, Li J, Zhang Y, Li X, Cui Y, Gao Q, Chen X, Chen Y, Fang JY (2021) Fecal Enterotoxigenic Bacteroides fragilis-Peptostreptococcus stomatis-parvimonas micra biomarker for noninvasive diagnosis and prognosis of colorectal laterally spreading tumor. Front Oncol 11: 661048.
15. Bundgaard-Nielsen C, Baandrup UT, Nielsen LP, Sørensen S (2019) The presence of bacteria varies between colorectal adenocarcinomas, precursor lesions and non-malignant tissue. BMC Cancer 19(1): 399.
16. Zhou P, Dai Z, Xie Y, Li T, Xu Z, Huang Y, Sun D, Zhou Y (2023) Differences in tissue-associated bacteria between metastatic and non-metastatic colorectal cancer. Front Microbiol 14: 1133607.