Đánh giá bước đầu đa dạng hệ vi khuẩn đường ruột ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng bằng kỹ thuật giải trình tự 16S rRNA

  • Phạm Thị Tuyết Nhung Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Lê Thị Thu Hằng Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội
  • Trần Thị Thanh Tâm Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội

Main Article Content

Keywords

Ung thư đại trực tràng, nghiên cứu đa hệ vi sinh, hệ vi sinh đường ruột, 16S rRNA, mẫu phân

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá thành phần và sự đa dạng của hệ vi khuẩn đường ruột ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng (UTĐTT) so với người khỏe thông qua giải trình tự 16s rRNA trên mẫu phân. Đối tượng và phương pháp: Thu thập thông tin lâm sàng và mẫu phân của 10 bệnh nhân UTĐTT mới chẩn đoán và 05 người khỏe tại Bệnh viện TƯQĐ 108. DNA tổng số được tách chiết từ các mẫu phân và sử dụng cho giải trình tự gen mã hoá 16S rRNA vùng V3-V4 của vi khuẩn. Phân tích tin sinh và thống kê để so sánh thành phần vi sinh vật đường ruột và đa dạng giữa nhóm bệnh và nhóm khỏe mạnh. Kết quả: Chưa thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về đa dạng alpha và beta giữa 2 nhóm nghiên cứu. Xác định được thành phần các loài vi khuẩn thuộc 25 chi, 16 họ, 5 ngành vi khuẩn chiếm tỷ trọng cao trong cả mẫu bệnh và mẫu khỏe. Tỷ trọng các nhóm vi khuẩn có sự khác biệt giữa 2 nhóm nghiên cứu và giữa các đối tượng nghiên cứu trong cùng nhóm. Kết luận: Bước đầu dùng kỹ thuật giải trình tự gen 16S rRNA đã thành công xác định được thành phần vi khuẩn đường ruột đến chi. Nghiên cứu bước đầu này là cơ sở cho phân tích tiếp theo sử dụng cỡ mẫu lớn hơn để tăng ý nghĩa thống kê và cho phép phát hiện những khác biệt giữa bệnh nhân UTĐTT và đối chứng khỏe mạnh.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Valdes AM, Walter J, Segal E, Spector TD (2018) Role of the gut microbiota in nutrition and health. BMJ 361:k2179.
2. Rebersek M (2021) Gut microbiome and its role in colorectal cancer. BMC Cancer 21(1): 1325.
3. Wang N, Fang JY (2023) Fusobacterium nucleatum, a key pathogenic factor and microbial biomarker for colorectal cancer. Trends in Microbiology 31(2): 159-172.
4. Tran TT, Cousin FJ, Lynch DB, Menon R, Brulc J, Brown JRM, O’Herlihy E, Butto, LF, Power K, and Jeffery IB (2019) Prebiotic supplementation in frail older people affects specific gut microbiota taxa but not global diversity. Microbiome 7: 1-17.
5. Feng Q, Liang, S, Jia H, Stadlmayr A, Tang L, Lan Z, Zhang D, Xia H, Xu X, Jie Z et al (2015) Gut microbiome development along the colorectal adenoma-carcinoma sequence. Nat Commun 6: 6528.
6. Yachida S, Mizutani S, Shiroma H, Shiba S, Nakajima T, Sakamoto T, Watanabe H, Masuda K, Nishimoto Y, Kubo M et al (2019) Metagenomic and metabolomic analyses reveal distinct stage-specific phenotypes of the gut microbiota in colorectal cancer. Nat Med 25: 968-976.
7. Yuan B, Ma B, Yu J, Meng Q, Du T, Li H, Zhu Y, Sun Z, Ma S, Song C (2021) Fecal bacteria as non-invasive biomarkers for colorectal adenocarcinoma. Front Oncol 11: 664321.
8. Durazzi F, Sala C, Castellani G et al (2021) Comparison between 16S rRNA and shotgun sequencing data for the taxonomic characterization of the gut microbiota. Sci Rep 11: 3030.
9. Zhao L, Zhang X, Zhou Y et al (2022) Parvimonas micra promotes colorectal tumorigenesis and is associated with prognosis of colorectal cancer patients. Oncogene 41: 4200-4210.
10. Osman MA, Neoh HM, Mutalib NS, Chin SF, Mazlan L, Raja Ali RA, Zakaria AD, Ngiu CS, Ang MY, Jamal R (2021) Parvimonas micra, Peptostreptococcus stomatis, Fusobacterium nucleatum and Akkermansia muciniphila as a four-bacteria biomarker panel of colorectal cancer. Sci Rep 11(1): 2925.