Nghiên cứu nồng độ kẽm huyết thanh trước và sau điều trị ở bệnh nhân trứng cá thông thường mức độ vừa và nặng bằng isotretinoin kết hợp kẽm

  • Nguyễn Ngọc Oanh Bệnh viện Bạch Mai
  • Phạm Thị Minh Phương Bệnh viện Da liễu Trung ương
  • Bùi Thị Vân Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Bệnh trứng cá thông thường, kẽm huyết thanh, isotretinoin kết hợp kẽm

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định nồng độ kẽm huyết thanh và mối liên quan với đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân trứng cá thông thường (TCTT) mức độ vừa và nặng trước và sau khi điều trị bằng isotretinoin kết hợp kẽm. Đối tượng và phương pháp: Thử nghiệm lâm sàng có đối chứng. 90 bệnh nhân TCTT mức độ vừa và nặng được điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Bạch Mai và 45 người khỏe mạnh. Kết quả: Nồng độ kẽm huyết thanh ở bệnh nhân TCTT mức độ vừa và nặng thấp hơn những người khỏe mạnh (p<0,001) và có liên quan đến mức độ bệnh nhưng không liên quan đến độ tuổi và chỉ số khối cơ thể. Sau điều trị, nồng độ kẽm huyết thanh ở nhóm điều trị ISO kết hợp kẽm cao hơn có ý nghĩa thống kê với nhóm điều trị ISO đơn thuần và nhóm người khỏe, đều với p<0,001. Không có sự khác biệt về nồng độ kẽm huyết thanh sau điều trị giữa nhóm điều trị ISO đơn thuần và nhóm người khỏe, với p>0,05. Kết luận: Nồng độ kẽm huyết thanh ở bệnh nhân TCTT mức độ vừa và nặng thấp hơn so với nhóm người khỏe mạnh. Nồng độ kẽm huyết thanh sau khi điều trị bằng isotretinoin đơn thuần và kết hợp kẽm đều cải thiện tốt hơn so với trước điều trị, tuy nhiên, hiệu quả điều trị tốt hơn ghi nhận ở nhóm isotretinoin kết hợp kẽm.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Phạm Thị Bích Na (2014) Nồng độ kẽm huyết thanh trên bệnh nhân mụn trứng cá đến khám và điều trị tại Bệnh viện Da liễu TP. HCM từ tháng 11/2012 đến tháng 03/2013. Y Học TP Hồ Chí Minh 2014, Tập 18 - Phụ bản của số 1, tr. 103-109.
2. Butool F AM, Parween AS, Rasheed AM (2019) Role of serum Zinc and Copper levels in patients with acne vulgaris. J Orofac Res 8(4): 71-75.
3. Dreno B, Moyse D, Alirezai M, Amblard P, Auffret N, Beylot C, Bodokh I, Chivot M, Daniel F, Humbert P, Meynadier J, Poli F; Acne Research and Study Group (2001) Multicenter randomized comparative double blind controlled clinical trial of the safety and efficacy of zinc gluconate versus minocycline hydrochloride in the treatment of inflammatory acne vulgaris. Dermatology 203: 135-140.
4. Jarrousse V, Castex-Rizzi N, Khammari A, Charveron M, Dréno B (2007) Zinc salts inhibit in vitro Toll-like receptor 2 surface expression by keratinocytes. Eur J Dermatol 17(6): 492-496.
5. Mogaddam RM, Safavi Ardabili N, Maleki N, Soflaee M (2014) Correlation between the severity and type of acne lesions with serum zinc levels in patients with acne vulgaris. Biomed Res Int 2014: 474108.
6. Usmani TM, Alam SM, Ghafoor R, Latif AQ, Saeed F (2022) Association of serum zinc levels with acne vulgaris: A case-control study. Pakistan Journal of Health Sciences 2022: 195-198.
7. Ozuguz P, Dogruk Kacar S, Ekiz O, Takci Z, Balta I, Kalkan G (2013) Evaluation of serum vitamins A and E and zinc levels according to the severity of acne vulgaris. Cutan Ocul Toxicol 33(2): 99-102.
8. Salah E (2022) Oral zinc as a novel adjuvant and sparing therapy for systemic isotretinoin in acne vulgaris: A preliminary comparative study. J Clin Aesthet Dermatol 15(10): 58-61.
9. Yeşim Kaymak EA, Murat Erhan, Bülent Çelik, Mehmet Ali Gurer (2007) Zinc levels in patients with acne vulgaris. J Turk Acad Dermatol 21(3):71302.