Đặc điểm lâm sàng, tính nhạy cảm kháng sinh và kết quả điều trị bệnh Whitmore trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương

  • Lê Thị Yên Bệnh viện Nhi Trung ương
  • Nguyễn Văn Lâm Bệnh viện Nhi Trung ương
  • Hoàng Thị Bích Ngọc Bệnh viện Nhi Trung ương
  • Trần Minh Vương Bệnh viện Nhi Trung ương
  • Đào Hữu Nam Bệnh viện Nhi Trung ương
  • Nguyễn Sỹ Đức Đại học Y Hà nội

Main Article Content

Keywords

Whitmore, áp xe hạch góc hàm, B. pseudomallei

Tóm tắt

Bệnh Whitmore còn gọi là bệnh Melioidosis, là bệnh nhiễm trùng ở người và động vật do vi khuẩn Burkhoderia pseudomallei (B. pseudomallei) gây ra. Bệnh có thể gặp ở các lứa tuổi và khu vực trong cả nước. Hiện nay, tại Việt Nam chưa có các nghiên cứu đầy đủ về tình hình mắc Whitmore ở trẻ em. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, tình trạng nhạy cảm kháng sinh và kết quả điều trị của bệnh nhân Whitmore. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu, mô tả loạt ca bệnh, chọn tất cả các bệnh nhân nhi từ 1 tháng đến 15 tuổi được chẩn đoán bệnh Whitmore và điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung từ tháng 01/2016 đến tháng 01/2021. Kết quả: 39 bệnh nhi Whitmore điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương trong 5 năm. Trong đó bệnh nhi ≤ 5 tuổi là 25 (64,1%); trên 5 - ≤ 10 tuổi là 11 (28,2%), trên 10 tuổi là 3 (7,7%). Áp xe góc hàm là biểu hiện lâm sàng thường gặp nhất (64,1%), tiếp theo là nhiễm trùng huyết (20,5%), viêm da, viêm màng não, viêm phế quản và viêm xương. Bệnh phẩm dương tính với vi khuẩn B. pseudomallei nhiều nhất là dịch mủ áp xe 24/29 bệnh nhân. Tỉ lệ nhạy của vi khuẩn với một số kháng sinh thường dùng là ceftazidime (74,2%), imipenem (100%) và meropenem (100%), amoxicillin/clavulanic (65,7%), trimethoprim là 54,5%. Số bệnh nhân tử vong là 5/39 (12,8%). Kết luận: Whitmore có biểu hiện tổn thương khu trú hoặc toàn thể, thường gặp nhất là áp xe góc hàm, còn nhạy cảm 100% với meronem, imipenem và chỉ có 74,2% còn nhạy với ceftazidim.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Currie B. (2015) Burkholderia pseudomallei and Burkholderia mallei: Melioidosis and glanders. In: Mandell G, Bennett J, Dolin R, eds. Principles and Practice of Infectious Diseases. Elsevier: 2541-2551.
2. Melioidosis Nature Reviews Disease Primers. Accessed July 19, 2023. https://www.nature.com/articles/nrdp2017107
3. Characterization of Ceftazidime Resistance Mechanisms in Clinical Isolates of Burkholderia pseudomallei from Australia | PLOS ONE. Accessed July19,2023.https://journals.plos.org/plosone/article?id=10.1371/journal.pone.0030789
4. Quyết định 6101/QĐ-BYT 2019 Hướng dẫn chẩn đoán điều trị bệnh Whitmore. Accessed July 19, 2023. https://thuvienphapluat.vn/van-ban/The-thao-Y-te/Quyet-dinh-6101-QD-BYT-2019-Huong-dan-chan-doan-dieu-tri-benh-Whitmore-432635.aspx
5. Trinh TT, Hoang TS, Tran DA et al (2018) A simple laboratory algorithm for diagnosis of melioidosis in resource-constrained areas: a study from north-central Vietnam. Clin Microbiol Infect 24(1): 84.e1-84.e4. doi:10.1016/j.cmi.2017.07.029.
6. Phuong DM, Trung TT, Breitbach K et al (2008) Clinical and microbiological features of melioidosis in northern Vietnam. Trans R Soc Trop Med Hyg 102(1): 30-36. doi:10.1016/S0035-9203(08)70009-9.
7. Melioidosis in Southern Vietnam: clinical surveillance and environmental sampling - PubMed. Accessed July18,2023. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/10524986/.
8. Melioidosis: evolving concepts in epidemiology, pathogenesis, and treatment - PubMed. Accessed July 19,2023. https://pubmed.ncbi.nlm. nih.gov/25643275/.
9. Lumbiganon P, Viengnondha S (1995). Clinical manifestations of melioidosis in children. Pediatr Infect DisJ 14(2): 136-140.doi:10.1097/00006454-199502000-00010.
10. Turner P, Kloprogge S, Miliya T et al (2016) A retrospective analysis of melioidosis in Cambodian children, 2009-2013. BMC Infectious Diseases;16. doi:10.1186/s12879-016-2034-9.
11. Nhung PH, Van VH, Anh NQ, Phuong DM (2019) Antimicrobial susceptibility of Burkholderia pseudomallei isolates in Northern Vietnam. Journal of Global Antimicrobial Resistance 18: 34-36. doi:10.1016/j.jgar.2019.01.024
12. Tan AL, Tan ML (2008) Melioidosis: antibiogram of cases in Singapore 1987-2007. Trans R Soc Trop Med Hyg 102 Suppl 1: 101-102. doi:10.1016/S0035-9203(08)70024-5.
13. Wuthiekanun V, Amornchai P, Saiprom N et al (2011) Survey of Antimicrobial Resistance in Clinical Burkholderia pseudomallei Isolates over Two Decades in Northeast Thailand . Antimicrob Agents Chemother 55(11): 5388-5391. doi:10.1128/AAC.05517-11.
14. Hassan MRA, Vijayalakshmi N, Pani SP et al (2014) Antimicrobial susceptibility patterns of Burkholderia pseudomallei among melioidosis cases in Kedah, Malaysia. Southeast Asian J Trop Med Public Health 45(3): 680-688.
15. McLeod C, Morris PS, Bauert PA et al (2015) Clinical presentation and medical management of melioidosis in children: A 24-year prospective study in the Northern Territory of Australia and review of the literature. Clin Infect Dis 60(1): 21-26. doi:10.1093/cid/ciu733.
16. Mohan A, Podin Y, Tai N, et al (2017) Pediatric melioidosis in Sarawak, Malaysia: Epidemiological, clinical and microbiological characteristics. PLoS NeglTropDis 11(6): 0005650. doi:10.1371/ journal.pntd.0005650.