Hiệu quả và an toàn của thuốc rivaroxaban so sánh với acenocoumarol trong điều trị kháng đông trên bệnh nhân rung nhĩ không do bệnh van tim tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên

  • Vũ Hoàng Anh Trường ĐH Y-Dược Thái Nguyên
  • Nguyễn Trọng Hiếu Trường ĐH Y-Dược Thái Nguyên
  • Nguyễn Quang Toàn Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
  • Đặng Đức Minh Trường ĐH Y-Dược Thái Nguyên
  • Trần Thúy Hằng Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên

Main Article Content

Keywords

Rung nhĩ không do bệnh van tim, thuốc acenocoumarol, thuốc rivaroxaban, thuyên tắc, xuất huyết

Tóm tắt

Mục tiêu: So sánh hiệu quả, an toàn của thuốc rivaroxaban với acenocoumarol trong điều trị kháng đông trên bệnh nhân rung nhĩ không do bệnh van tim. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả, tiến cứu, theo dõi dọc. 153 bệnh nhân rung nhĩ không do bệnh van tim tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên bao gồm 91 bệnh nhân sử dụng acenocoumarol (nhóm I) và 62 bệnh nhân sử dụng rivaroxaban (nhóm II) được đưa vào nghiên cứu. Kết quả: Hai nhóm có sự tương đồng về nguy cơ thuyên tắc mạch, nguy cơ chảy máu với điểm CHA2DS2-VASc trung bình của nhóm I là 4,69 ± 1,30, nhóm II là 4,71 ± 1,09; điểm HAS- BLED trung bình của nhóm I là 1,96 ± 0,63, nhóm II là 1,81 ± 0,65. Khi so sánh biến cố giữa hai nhóm cho kết quả: Rivaroxaban giảm 45,5% nguy cơ xảy ra biến cố tắc mạch so với acenocoumarol, với KTC 95% [0,19-1,51], với p>0,05, giảm có ý nghĩa 74,5% nguy cơ biến cố xuất huyết với KTC 95% [0,07-0,87] với p<0,05. Kết luận: Trong điều trị kháng đông ở bệnh nhân rung nhĩ không do bệnh van tim, rivaroxaban có hiệu quả không thua kém acenocoumarol, tuy nhiên rivaroxaban có tính an toàn hơn.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Hội Tim mạch học Việt Nam, Phân Hội Nhịp Tim Việt Nam (2022) Khuyến cáo của VNHRS/VNHA về chẩn đoán và xử trí rung nhĩ 2022.
2. Blumer V, Rivera M, Corbalan R et al (2021) Rivaroxaban versus warfarin in patients with atrial fibrillation enrolled in Latin America: Insights from ROCKET AF. Am Heart J 236: 4-12.
3. Cam AJ, Kirchohof P, Lip GYH et al (2010) Guidelines for the management of atrial fibrillation: the Task Force for the management of atrial fibrillation of the european society of cardiology (ESC). Europace 12(10): 1360-1420.
4. Coleman CI, Antz M, Bowrin K et al (2016) Real-world evidence of stroke prevention in patients with nonvalvular atrial fibrillation in the United States: the REVISIT-US study. Curr Med Res Opin 32(12): 2047-2053.
5. Chugh SS, Havmoeller R, Nayrayanan K et al (2014) Worldwide epidemiology of atrial fibrillation: A Global burden of disease 2010 study. Circulation. 129(8): 837-847.
6. Kim YH, Shim J, Tsai CT et al (2018) XANAP: A real-world, prospective, observational study of patients treated with rivaroxaban for stroke prevention in atrial fibrillation in Asia. J Arrhythm 34(4): 418-427.
7. Hindricks G, Potpara T, Dagres N et al (2020) 2020 ESC Guidelines for the diagnosis and management of atrial fibrillation developed in collaboration with the European Association for Cardio-Thoracic Surgery (EACTS): The task force for the diagnosis and management of atrial fibrillation of the European Society of Cardiology (ESC) Developed with the special contribution of the European Heart Rhythm Association (EHRA) of the ESC. European Heart Journal 42(5): 373-498.