Thay đổi hình thái và chức năng tim phải trên siêu âm tim sau can thiệp đóng thông liên nhĩ bằng dụng cụ

  • Đặng Hoàng Vũ Bệnh viện ĐH Y Dược TP. Hồ Chí Minh
  • Trần Châu Bích Hà Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
  • Võ Duy Quan Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
  • Đoàn Quang Trường Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
  • Đào Anh Quốc Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
  • Lê Minh Khôi Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Main Article Content

Keywords

Siêu âm tim

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá sự thay đổi kích thước, chức năng tim phải và hở van ba lá (VBL) bằng siêu âm tim ở bệnh nhân (BN) được đóng thông liên nhĩ (TLN) bằng dụng cụ. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu theo, dõi dọc ghi nhận kết quả siêu âm tim trước can thiệp, sau 24 giờ, 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng và 6 tháng trên 206 BN đóng TLN bằng dụng cụ tại Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 9/2019 đến tháng 3/2023. Kết quả: Tỉ lệ giãn nhĩ phải (NP) trước can thiệp là 100%, sau 6 tháng là 96,2% (p=0,03). Tỉ lệ giãn thất phải (TP) trước can thiệp là 98,1%, sau 6 tháng là 89,7% (p=0,005). Hở VBL trung bình giảm từ 39,8%  trước can thiệp xuống 20,5% sau 6 tháng (p<0,05). Đặc biệt, tỉ lệ hở VBL nặng giảm từ 11,2% xuống còn 1,3% (p<0,05). Tỉ lệ giảm chức năng tâm thu thất phải (CNTTTP) trước can thiệp là 8,7%, sau CT, CNTTTP suy giảm thoáng qua và dần phục hồi tại thời điểm 1 tháng. Kết luận: Đóng TLN bằng dụng điều trị nguyên nhân, cải thiện cấu trúc và chức năng tim phải, giảm hở VBL, kể cả hở VBL nặng.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Thượng Nghĩa, Võ Thành Nhân (2011) Đóng thông liên nhĩ qua ống thông dưới hướng dẫn của siêu âm trong buồng tim (ICE) tại Khoa Tim mạch CT - Bệnh viện Chợ Rẫy. Tạp chí Tim mạch học Việt Nam (59), tr. 350-358.
2. Ngô Ngọc Sơn (2014) Đánh giá hình thái cơ tim - huyết động trước và sau thủ thuật đóng thông liên nhĩ bằng Amplatzer. Luận văn Tiến sĩ Y học, ĐHYD TP. Hồ Chí Minh.
3. Ağaç MT, Akyüz AR, Acar Z, Akdemir R, Korkmaz L, Kırış A, Erkuş E, Erkan H, Celik S (2012) Evaluation of right ventricular function in early period following transcatheter closure of atrial septal defect. Echocardiography 29 (3): 358-362.
4 Akula VS, Durgaprasad R, Velam V, Kasala L, Rodda M, Erathi HV (2016) Right ventricle before and after atrial septal defect device closure. Echocardiography 33(9): 1381-1388.
5. Fang F, Wang J, Yip GW, Lam YY (2015) Predictors of mid-term functional tricuspid regurgitation after device closure of ASD in adults: Impact of pre-operative tricuspid valve remodeling. Int J Cardiol 187: 447-52.
6. Martin-Garcia AC, Dimopoulos K, Boutsikou M, Martin-Garcia A, Kempny A, Alonso-Gonzalez R, Swan L, Uebing A, Babu-Narayan SV, Sanchez PL, Li W, Shore D, Gatzoulis MA (2020) Tricuspid regurgitation severity after atrial septal defect closure or pulmonic valve replacement. Heart 106 (6): 455-461.
7. Rudski LG, Lai WW, Afilalo J, Hua L, Handschumacher MD, Chandrasekaran K, Solomon SD, Louie EK, Schiller NB (2010) Guidelines for the echocardiographic assessment of the right heart in adults: A report from the American Society of Echocardiography endorsed by the European Association of Echocardiography, a registered branch of the European Society of Cardiology, and the Canadian Society of Echocardiography. J Am Soc Echocardiogr 23(7): 685-713.
8. Turner DR, Owada CY, Sang CJ Jr, Khan M, Lim DS (2017) Closure of secundum atrial septal defects with the AMPLATZER septal occluder: A prospective, multicenter. Post-Approval Study, Circ Cardiovasc Interv 10(8): 004212.
9. Veldtman GR, Razack V, Siu S, El-Hajj H, Walker F, Webb GD, Benson LN, McLaughlin PR (2001) Right ventricular form and function after percutaneous atrial septal defect device closure. Journal of the American College of Cardiology 37(8): 2108-2113.